Ratidin F điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, viêm thực quản do trào ngược, hội chứng Zollinger Ellison,..
1. Thuốc Ratidin F là thuốc gì?
Ranitidin là thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin, ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin hoặc pentagastrin.
Thuốc Ratidin F được chỉ định điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, viêm thực quản do trào ngược, hội chứng Zollinger Ellison, các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid.
2. Thành phần thuốc Ratidin F
Thành phần mỗi viên nén chứa:
Ranitidin ……….. 300mg
(tương đương 336mg Ranitidine hydroclorid)
Tá dược vừa đủ 1 viên.
3. Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
4. Chỉ định
- Trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật.
- Viêm thực quản do trào ngược.
- Trị hội chứng Zollinger-Ellison.
- Các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid.
5. Liều dùng
- Trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính: Uống 1⁄2 viên vào buổi sáng và 1⁄2 viên vào buổi tối hoặc uống 1 viên vào buổi tối, điều trị 4 - 8 tuần; với người bệnh viêm dạ dày mạn tính uống 6 tuần; với người bệnh loét do dùng thuốc kháng viêm không steroid uống 8 tuần; với người bệnh loét tá tràng, có thể uống liều 1 viên, 2 lần/ ngày, trong 4 tuần để chóng lành vết loét.
- Viêm thực quản do trào ngược: Uống 1⁄2 viên vào buổi sáng và ½ viên vào tối hoặc uống 1 viên vào buổi tối, điều trị 8 - 12 tuần. Khi đã khỏi, để điều trị duy trì dài ngày, uống 1⁄2 viên, ngày 2 lần.
- Trị hội chứng Zollinger Ellison: Uống 1/2 viên, 3 lần/ngày. Có thể uống đến 6g/ ngày, chia làm nhiều lần uống.
- Để giảm acid dạ dày (đề phòng hít phải acid) trong sản khoa: Uống 1⁄4 viên ngay lúc chuyển dạ, sau đó cứ cách 6 giờ uống 1 lần.
- Liều dùng cho trẻ em: Nên sử dụng dạng viên có hàm lượng ranitidin 150 mg cho phù hợp. - Liều đề nghị điều trị loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: 2-4 mg / kg, uống 2 lần/ ngày, tối đa là 300 mg/ ngày; liều duy trì 2-4 mg/kg, uống 1 lần/ ngày có thể được sử dụng, tối đa 150 mg mỗi ngày.
Mặc dù có rất ít thông tin về việc sử dụng ranitidin cho viêm thực quản do trào ngược và viêm loét thực quản ở trẻ em, liều 5-10 mg/ kg mỗi ngày, thường được chia làm 2 lần, đã được sử dụng.
- Liều dùng cho người suy thận: Thông tin tin cậy về thuốc khuyến cáo liều ranitidin được giảm ở bệnh nhân suy thận nặng. Đối với bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 50ml/ phút, liều uống 150mg/ ngày được khuyến khích, có thể thận trọng tăng lên đến 150 mg mỗi 12 giờ nếu cần thiết.
6. Chống chỉ định
Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
7. Tác dụng phụ
Thường gặp đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy, ban đỏ.
Hiếm gặp giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, ngứa và tăng men transaminase.
Rất hiếm gặp xảy ra phản ứng quá mẫn (mề đay, co thắt phế quản, sốc phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp), mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, bloc nhĩ thất, to vú ở đàn ông, viêm tuỵ, viêm gan, rối loạn điều tiết mắt.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
- Ranitidin ức chế rất ít sự chuyển hoá ở gan của một số thuốc (thuốc chống đông máu coumarin, theophylin, diazepam, propranolol).
- Dùng củng glipizid có gặp tác dụng hạ huyết áp nhưng dường như không thường xảy ra.
- Ranitidin làm giảm sự hấp thu của các thuốc ketoconazol, fluconazol và itraconazol do ranitidin làm giảm tính acid của dạ dày.
- Dùng cùng clarithromycin làm tăng nồng độ ranitidin trong huyết tương.
- Dùng cùng propanthelin bromid làm tăng nồng độ đỉnh của ranitidin trong huyết tương và làm chậm hấp thu.
9. Thận trọng khi sử dụng
Nên điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy chức năng thận.
Người bệnh suy gan nặng, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, bệnh tim.
Cần loại trừ khả năng khối u ác tính dạ dày trước khi điều trị với thuốc ranitidin.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Thời kỳ mang thai: Liều điều trị không thấy tác hại nào đến người mẹ mang thai, quá trình sinh đẻ và sức khỏe thai nhi.
- Thời kỳ cho con bú: Ranitidin chỉ dùng cần thiết trong thời kỳ cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Ratidin F lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc Ratidin F có thể gây đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, cho nên không nên lái xe hay vận hành máy móc khi dùng thuốc.
12. Quá liều
Hầu như không có vấn đề gì đặc biệt khi dùng quá liều ranitidin. Không có thuốc giải độc đặc hiệu nên cần điều trị hỗ trợ và triệu chứng.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Ratidin F ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Ratidin F quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Ratidin F ở đâu?
Hiện nay, Ratidin F là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Ratidin F trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”