Calcitriol điều trị loãng xương sau mãn kinh, loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân bị suy thận mãn, đặc biệt ở bệnh nhân làm thẩm phân máu.
1. Thuốc Calcitriol là thuốc gì?
Thuốc Calcitriol có công dụng đối với các trường hợp loãng xương sau mãn kinh, loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân bị suy thận mãn, đặc biệt ở bệnh nhân làm thẩm phân máu. Thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật, thiểu năng tuyến cận giáp giả. Còi xương đáp ứng với vitamin D và còi xương kháng với vitamin D kèm theo giảm phosphat huyết.
2. Thành phần thuốc Calcitriol
Thành phần: Calcitriol 0.25mcg
Tá dược: Dầu đậu nành, sunset yellow, nipagin, nipasol, gelatin, glycerin, vanillin, sorbitol 70%, titandioxid.
3. Dạng bào chế
Thuốc Calcitriol được bào chế dưới dạng viên nang mềm.
4. Chỉ định
Loãng xương sau mãn kinh.
Loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân suy thận mãn, đặc biệt ở bệnh nhân làm thẩm phân máu.
Thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật
Thiểu năng tuyến cận giáp nguyên phát
Thiểu năng tuyến cận giáp giả
Còi xương đáp ứng với vitamin D
Còi xương kháng với vitamin D, kèm theo giảm phosphat huyết.
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Liều thông thường:
Liều khởi đầu thường dùng của Calcitriol là 0.25mcg/ngày.
Phải xác định cẩn thận liều tối ưu hàng ngày của Calcitriol cho từng bệnh nhân theo calci huyết.
Ngay khi đã tìm được liều tối ưu của Calcitriol, phải kiểm tra calci huyết mỗi tháng.
Khi nồng độ calci trong huyết tương vượt quá 1mg/1000ml cần phải giảm liều hoặc tạm thời ngưng dùng Calcitriol cho đến khi calci huyết trở về bình thường.
Khi các giá trị trở về bình thường, có thể dùng trở lại Calcitriol với liều thấp hơn 0.25mcg so với dùng trước đó.
Các hướng dẫn đặc biệt về liều lượng:
+ Loãng xương sau mãn kinh: Liều khuyến cáo là 0.25 mcg, 2 lần/ngày, uống thuốc không nhai. Ở bệnh nhân được cung cấp dưới 500mg calci từ thức ăn, nên kê thoa thêm calci. Lượng calci cung cấp hàng ngày không vượt quá 1000mg.
Nồng độ calci và creatinin trong huyết thanh phải được kiểm tra vào thứ 4, tháng thứ 3 và tháng thứ 6, sau đó mỗi 6 tháng.
+ Loạn dưỡng xương có nguồn gốc do thận
Liều khởi đầu hàng ngày 0.25mcg. Ở người có calci huyết bình thường hay hạ calci huyết nhẹ, dùng liều 0.25mcg mỗi 2 ngày là đủ. Nếu các thông số lâm sàng và sinh hoá không tiến triển theo chiều hướng tốt sau khoảng 2 đến 4 tuần, có thể tăng liều hàng ngày thêm 0.25mcg cách nhau khoảng 2 - 4 tuần. Trong thời gian này cần kiểm tra nồng độ calci trong huyết tương ít nhất 2 lần mỗi tuần. Đa số bệnh nhân có đáp ứng với liều 0.5 đến 1mcg/ngày. Có thể dùng liều cao nếu có phối hợp với barbiturat hay các thuốc chống động kinh.
+Thiểu năng tuyến cận giáp và còi xương:
Liều khởi đầu khuyến cáo là 0.24mcg/ngày, uống vào buổi sáng. Nếu các thông số lâm sàng và sinh hoá không tiến triển theo chiều hướng tốt, có thể tăng liều hàng ngày thêm 0.25mcg cách khoảng sau 2 đến 4 tuần. Trong giai đoạn này, cần kiểm tra nồng độ calci trong huyết tương ít nhất 2 lần mỗi tuần.
6. Chống chỉ định
Chống chỉ định Calcitriol trong những chứng bệnh có liên quan đến tăng calci huyết, cũng như khi có quá mẫn cảm với một trong những thành phần khác của thuốc.
Calcitriol cũng bị chống chỉ định nếu có biểu hiện rõ ràng ngộ độc vitamin D.
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Calcitriol không gây một tác dụng ngoại ý nào nếu không dùng quá nhu cầu của thể. Tuy nhiên, cũng như vitamin D nếu như dùng Calcitriol liều quá cao có thể gây những tác dụng ngoại ý tương tự như quá liều vitamin D: Hội chứng tăng calci huyết hoặc ngộ độc calci, tuỳ theo mức độ và thời gian tăng calci huyết.
Nếu đồng thời bị tăng calci huyết và tăng phosphat huyết có thể sẽ gây vôi hoá các phần mềm, có thể nhận thấy qua tia X.
Do có thời gian bán hủy ngắn, việc bình thường hoá một nồng độ cao của calci trong huyết tương chỉ cần khoảng vài ngày sau khi ngưng thuốc, nhanh hơn rất nhiều so với vitamin D3.
Chú ý: Hãy thông báo cho bác sĩ về những tác dụng không muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
Calcitriol là một trong những chất chuyển hoá chính có hoạt tính của vitamin D, do đó không nên phối hợp thêm với vitamin D hay các dẫn xuất, nhằm tránh tác dụng cộng lực có thể xảy ra với nguy cơ tăng calci huyết.
Nên chấp hành tốt lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống, chủ yếu thức ăn có thể cung cấp nhiều calci, tránh dùng các thuốc có chứa calci.
Dùng đồng thời các thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng nguy cơ tăng calci huyết ở bệnh nhân bị thiểu năng tuyến cận giáp. Ở những bệnh nhân đang điều trị bằng digitalis, nên xác định liều Calcitriol một cách cẩn thận do tăng calci huyết có thể phát động nhịp tim.
Có một sự đối kháng về chức năng giữa giữa các chất giống vitamin D và corticosteroid: Các chất giống vitamin tạo thuận lợi cho sự hấp thu calci, trong khi corticoid ức chế quá trình này.
Để tránh gia tăng magnesi, tránh dùng cho những bệnh nhân phải chạy thận mãn tính những thuốc có magnesi trong thời gian điều trị bằng Calcitriol
Calcitriol cũng tác động lên sự vận chuyển phosphat ở ruột ở thận và xương: Dùng các thuốc tạo phức chelat với phosphat phải được điều chỉnh theo nồng độ trong huyết thanh của phosphat.
Ở những bệnh nhân bị còi xương kháng vitamin D cần tiếp tục dùng phosphat bằng đường uống. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng Calcitriol có thể kích thích sự hấp thu phosphate ở ruột do đó có thể làm giảm nhu cầu phosphat cần bổ sung.
Dùng các thuốc gây cảm ứng men như phenytoin hay phenobarbital có thể làm tăng sự chuyển hoá của Calcitriol và như thể làm giảm nồng độ của chất này trong huyết thanh.
9. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Calcitriol
Giữa việc điều trị bằng Calcitriol và tăng calci huyết có mối tương quan chặt chẽ. Trong các nghiên cứu trên bệnh loạn dưỡng xương có nguồn gốc do thận, có gần 40% bệnh nhân được điều trị bằng Calcitriol có tăng calci huyết. Nếu tăng đột ngột cung cấp calci do thay đổi thói quen ăn uống hoặc dùng không kiểm soát các thuốc có chứa calci có thể sẽ tăng calci huyết. Nên khuyên bệnh nhân chấp hành tốt chế độ ăn uống và thông báo cho bệnh nhân về những triệu chứng của tăng calci huyết có thể xảy ra.
Bệnh nhân nằm bất động lâu ngày, chẳng hạn sau phẫu thuật, có thể có nguy cơ tăng calci huyết.
Bệnh nhân nằm bất động lâu ngày, chẳng hạn sau phẫu thuật
Bệnh nhân có chức năng thận bình thường, nếu xảy ra tăng calci huyết mãn tính có thể sẽ phối hợp với tăng creatinin huyết thanh.
Đặc biệt thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử sỏi thận hoặc bệnh mạch vành.
Calcitriol làm tăng nồng độ các phosphat vô cơ trong huyết thanh. Trong khi tác dụng này được mong muốn ở những bệnh nhân bị hạ phosphat huyết, cần phải thận trọng ở bệnh nhân bị suy thận, do nguy cơ gây vôi hoá lạc chỗ. Trong những trường hợp này, nên duy trì nồng độ phosphat ở mức bình thường bằng cách dùng các chất chất tạo phức chelat với photpho như hydroxyd hay carbonat.
Ở những bệnh nhân bị còi xương kháng vitamin D và được điều trị bằng Calcitriol, nên tiếp tục dùng thêm phosphat bằng đường uống. Tuy nhiên cũng nên lưu ý đến khả năng Calcitriol có thể kích thích sự hấp thu phosphate ở ruột vì điều này làm thay đổi về nhu cầu phosphate bổ sung.
Nên điều đặn kiểm tra nồng độ calci, phospho, magnesi và phosphatase kiềm trong huyết thanh, cũng như nồng độ của calci trong huyết tương ít nhất 2 lần mỗi tuần.
Calcitriol là chất chuyển hoá có hoạt tính mạnh nhất của vitamin D do đó không nên dùng kèm thêm những thuốc khác có chứa vitamin D trong đó thời gian điều trị bằng Calcitriol nhằm tránh tình trạng tăng vitamin D bệnh lý có thể xảy ra.
Nếu chuyển từ điều trị bằng ergocalciferol qua điều trị bằng Calcitriol có thể cần đến vài tháng để nồng độ ergocalciferol trở về giá trị ban đầu.
Bệnh nhân có chức năng thận bình thường được điều trị bằng Calcitriol cần lưu ý tình trạng mất nước có thể xảy ra và nên uống đủ nước.
10. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Các nghiên cứu về độc tính trên thú vật không cho kết quả thuyết phục, không có những nghiên cứu có kiểm soát tương đối ở người về tác dụng của Calcitriol có nguồn gốc ngoại sinh trên thai kỳ và sự phát triển của bào thai. Do đó chỉ sử dụng Calcitriol khi lợi ích điều trị cao hơn nhiều so với nguy cơ có thể xảy ra cho bào thai.
Calcitriol có nguồn gốc ngoại sinh được bài tiết qua sữa mẹ, có thể gây những tác dụng ngoại ý cho trẻ, do đó không nên cho con bú trong thời gian điều trị với Calcitriol.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
12. Bảo quản
Cần phải bảo quản thuốc Calcitriol ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C tránh ánh sáng trực tiếp.
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì
Để xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc Calcitriol ở đâu?
Thuốc Calcitriol có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khách hàng nên lựa chọn cho mình những địa điểm mua chính hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất trọng nhất trong quá trình điều trị. Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
14. Giá bán
Giá bán thuốc Calcitriol trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 35.000 - 50.000 đồng / hộp. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”