Canlax giảm các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng do thanh quản, viêm khí quản,..
1. Thuốc Canlax là thuốc gì?
Thuốc Canlax được chỉ định làm giảm các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng do thanh quản, viêm khí quản, màng phổi bị kích ứng do hút thuốc lá quá độ, hít phải chất kích ứng.
2. Thành phần thuốc Canlax
Thành phần công thức mỗi 5ml siro chứa:
- Paracetamol: .......................................160 mg
- Dextromethorphan hydrobromid: ….….7,5 mg
- Clorpheniramin maleat: ………………….1 mg
- Tá dược: Natri citrat, acid citric, glycerin, đường trắng, gôm arabic, nipagin, nipasol,
tinh dau cam, ethanol 96%, tartazin, natri saccarin, nước tinh khiết vừa đủ.
3. Dạng bào chế
Thuốc Canlax được bào chế dưới dạng siro. Chất lỏng sánh, màu vàng đến vàng nâu, mùi thơm, vị ngọt.
4. Chỉ định
Thuốc Canlax được chỉ định để điều trị trong các trường hợp sau: Giảm các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng do thanh quản, viêm khí quản, màng phổi bị kích ứng do hút thuốc lá quá độ, hít phải chất kích ứng.
5. Cách dùng & Liều dùng
Cách dùng: Lắc kỹ trước khi dùng.
Liều dùng: Không khuyến cáo dùng cho người lớn. Không dùng quá liều chỉ định. Có thể dùng 6 giờ một lần. Không quá 4 liều trong 24 giờ trừ khi có chỉ dẫn của bác sỹ.
* Trẻ em dưới 4 tuổi: Không sử dụng.
* Trẻ từ 4 đến dưới 6 tuổi: Không sử dụng trừ khi có chỉ định của bác sỹ.
* Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Uống 10ml/lần, cách nhau 6 giờ. Không quá 4 lần/ngày trừ khi có chỉ dẫn của bác sỹ.
6. Chống chỉ định
- Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
- Người bệnh đang điều trị các thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO) vì có thể gây những phản ứng nặng như sốt cao, chóng mặt, tăng huyết áp, chảy máu não, thậm chí tử vong.
- Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
- Người bệnh đang cơn hen cấp.
- Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.
- Glôcôm góc hẹp.
- Tắc cổ bàng quang.
- Loét dạ dày, tắc môn vị - tá tràng.
7. Tác dụng phụ
Thuốc có thể gây buồn ngủ, rối loạn hệ tiêu hoá, rối loạn hệ thần kinh trung ương nhẹ.
* Paracetamol:
Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
Da: Ban.
Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn.
Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể thiếu máu. huyết
Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
Khác: Phản ứng quá mẫn.
* Dextromethorphan hydrobromid:
Thường gặp (≥1/100 đến <1/10)
Toàn thân: mệt mỏi, chóng mặt.
Tuần hoàn: nhịp tim nhanh.
Tiêu hóa: buồn nôn.
Da: đỏ bừng.
Ít gặp (≥1/1000 đến <1/100)
Da: nổi mề đay.
Hiếm gặp (≥1/10000 đến <1/1000)
Da: ngoại ban.
Thỉnh thoảng thấy buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hoá.
Hành vi kỳ quặc do ngộ độc, ức chế thần kinh trung ương.
* Clorpheniramin maleat: Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng. Tuy nhiên hầu hết người bệnh chịu đựng được các phản ứng phụ khi điều trị liên tục, đặc biệt là nếu tăng liều từ từ.
Thường gặp (≥1/100 đến <1/10)
Hệ thần kinh trung ương: ngủ gà, an thần.
Tiêu hoá: khô miệng.
Hiếm gặp (≥1/10000 đến <1/1000)
Toàn thân: chóng mặt.
Tiêu hoá: buồn nôn.
8. Cảnh báo & Thận trọng
- Thận trọng với người bị suy giảm chức năng gan hoặc thận. Dùng kéo dài phải theo dõi chức năng thận.
- Thận trọng ở những người bệnh thiếu máu từ trước.
- Khi dùng thuốc nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
- Phải thận trọng khi có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở.
- Clorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng, và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ.
- Có nguy cơ bị sâu răng ở những người bệnh điều trị thời gian dài, do tác dụng chống tiết
acetylcholin, gây khô miệng.
- Tránh dùng cho người bệnh bị tăng nhãn áp như bị glôcôm.
- Dùng thuốc thận trọng với người cao tuổi (> 60 tuổi) vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin.
- Người bệnh bị ho có quả nhiều đờm và ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc tràn khí.
- Người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.
- Dùng dextromethorphan có liên quan đến giải phóng histamin và nên thận trọng với trẻ em bị dị ứng.
- Lạm dụng và phụ thuộc dextromethorphan, có thể xảy ra (tuy hiểm), đặc biệt do dùng liều cao kéo dài.
* Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN - toxic epidermal
necrolysis) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP - acute generalized examthematous pustuiosis).
✓ Phản ứng phụ nghiêm trọng trên da mặc dù tỷ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng bao gồm hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc toxic epidermal necrolysis (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tỉnh (AGEP).
✓ Triệu chứng của các hội chứng nêu trên được mô tả như sau:
- Hội chứng Steven-Johnson (SJS): là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khư trú quanh các hốc tự nhiên: mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài ra có thể kèm theo sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan thận. Chẩn đoán hội chứng Steven - Johnson (SJS) khi có ít nhất 2 hốc tự nhiên bị tổn thương.
- Hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN): là thể dị ứng thuốc nặng nhất, gồm:
+ Các tổn thương đa dạng ở da: ban dạng sởi, ban dạng tinh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nước bùng nhùng, các tổn thương nhanh chóng lan tỏa khắp người;
+ Tổn thương niêm mạc mắt: viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ, loét giác mạc.
+ Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét hầu, họng thực quản, dạ dày, ruột;
+ Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu.
+ Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân trầm trọng như sốt, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm gan... tỷ lệ tử vong cao 15-30%.
- Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP): mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn và mặt, sau đó có thể lan rộng toàn thân. Triệu chứng toàn thân thường là có sốt, xét nghiệm máu bạch cầu múi trung tính tăng cao.
Khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng thuốc. Người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và khi đến khám chữa bệnh cần phải thông báo cho nhân viên y tế biết về vấn đề này.
- Thuốc chứa tả được tartrazin, nipagin, nipasol: Có thể gây ra các phản ứng dị ứng.
- Thuốc chứa natri saccarin: Thận trọng với bệnh nhân đang có chế độ ăn kiêng.
- Thuốc chứa glycerin: có thể gây tiêu chảy nhẹ.
9. Tương tác, tương kỵ của thuốc
* Paracetamol:
- Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Tác dụng này có vẻ ít hoặc không quan trọng về lâm sàng, nên paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.
- Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
- Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.
- Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tỉnh với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật; tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
* Dextromethorphan hydrobromid:
- Không dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO. Dùng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của những thuốc này hoặc của dextromethorphan.
- Quinidin ức chế Cytochrom P450 2D6 làm giảm chuyển hóa dextromethorphan ở gan do đó làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết thanh và tăng các tác dụng không mong muốn của dextromethorphan.
* Clorpheniramin maleat:
- Không dùng thuốc với các thuốc ức chế MAO làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin.
- Thận trọng khi phối hợp thuốc với rượu hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin.
- Không nên dùng cùng với phenytoin vì thuốc ức chế chuyển hóa của phenytoin dẫn đến ngộ độc phenytoin.
10. Quá liều
Dấu hiệu:
- Ở trẻ em: hội chứng quá liều có thể là co giật hoặc sốt cao.
- Ở người lớn: hội chứng kích thích như là buồn ngủ, kích động, nhịp tim nhanh, run rẩy, giật cơ và co giật với các cơn động kinh. Buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật.
Xử trí: Khi gặp phải những dấu hiệu và triệu chứng quá liều cần phải ngừng thuốc ngay và đến cơ sở y tế gần nhất.
11. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Chưa xác định được tính an toàn của thuốc dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với phát triển thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần..
Thời kỳ cho con bú: Thành phần clorpheniramin trong thuốc có thể được tiết qua sữa mẹ và ức chế tiết sữa. Vì các thuốc kháng histamin có thể gây phản ứng nghiêm trọng với trẻ bú mẹ, nên cần cân nhắc hoặc không cho con bú hoặc không dùng thuốc, tùy thuộc mức độ cần thiết của thuốc đối với người mẹ.
12. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc Canlax có nguy cơ gây buồn ngủ nên cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc.
13. Bảo quản
- Giữ thuốc Canlax trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô, nhiệt độ dưới 30C.
- Tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.
14. Mua thuốc Canlax ở đâu?
Hiện nay, thuốc Canlax có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn. Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Canlax trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 80.000- 120.000/hộp 1 lọ x 60ml tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”