Esoragim 40 điều trị người lớn: Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nặng. Đây là một chứng bệnh trong đó acid từ dạ dày đi ngược trở vào thực quản.
1. Thuốc Esoragim 40 là thuốc gì?
Esoragim 40 chứa Esomeprazol, một chất ức chế bơm proton làm giảm sự bài tiết acid dạ dày.
2. Thành phần thuốc Esoragim 40
Thành phần công thức thuốc mỗi viên Esoragim 40 chứa:
- Esomeprazol(dưới dạng esomeprazol magnesi trihydrat): .......................................40 mg
- Tá dược: Microcrystallin cellulose 112, Low-substituted hydroxypropyl cellulose, Magnesi oxid, Tablettose 80, Colloidal silicon dioxid, Natri stearyl fumarat, Methacrylic acid copolymer, Hydioxypropyl methylcellulose 606, PovidonK64, Diethyl phthalat, Polyethylen glycol 4000, Titan dioxid, Talc, polyeihylen glycol 6000, Polysorbat 80, Oxid sắt đỏ) vừa đủ.
3. Dạng bào chế
Thuốc Esoragim 40 được bào chế dưới dạng viên nén dài, bao phim tan trong ruột, màu hồng, một mặt trơn, một mặt có gạch ngang, kích thước 17,5 mm x 8 mm.
4. Chỉ định
Thuốc Esoragim 40 được chỉ định để điều trị trong các trường hợp sau:
Người lớn:
- Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nặng. Đây là một chứng bệnh trong đó acid từ dạ dày đi ngược trở vào thực quản (ống nối cổ họng và dạ dày) gây đau, viêm và ợ nóng.
- Loét dạ dày – tá tràng do bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Nếu bạn bị trường hợp này, bác sỹ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và giúp cho các vết loét mau lành.
- Esoragim 40 cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng nếu bạn đang dùng NSAID (thuốc chống viêm không steroid).
- Quá nhiều axit trong dạ dày gây ra bởi một sự phát triển trong tuyến tụy (hội chứng Zollinger-Ellison).
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
- Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có viêm thực quản.
5. Cách dùng & Liều dùng
Cách dùng: Uống thuốc ít nhất 1 giờ trước bữa ăn và nên nuốt nguyên viên thuốc với nước, không được nhai hay nghiền nát.
Liều dùng:
Liều dùng cho người lớn:
Để điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nặng có viêm thực quản: 1 viên, 1 lần/ngày, trong thời gian từ 4 đến 8 tuần. Nếu tổn thương chưa lành hoặc vẫn còn triệu chứng, bác sỹ có thể cho bạn dùng liều tương tự thêm 4 đến 8 tuần nữa. Trường hợp nặng, bác sỹ có thể tăng liều cho bạn lên 80 mg/ngày chia 2 lần.
Để điều trị loét dạ dày - tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, liều thường dùng là 1 viên, 1 lần/ngày trong 10 ngày. Bác sỹ cũng sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh như amoxicilin và clarithromycin.
Để ngăn ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng nếu bạn đang dùng NSAID (thuốc chống viêm không steroid): 1 viên, 1 lần/ngày.
Để điều trị quá nhiều axit trong dạ dày gây ra bởi một sự phát triển trong tuyến tụy (hội chứng Zollinger- Ellison):
- Liều khuyến cáo là 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
- Bác sỹ sẽ điều chỉnh liều tùy thuộc vào từng cá thể và mức độ tăng tiết acid của dịch dạ dày.
Đối tượng đặc biệt:
Nếu bạn có vấn đề về gan nghiêm trọng, bác sỹ có thể cho bạn một liều thấp hơn và liều này không quá 20 mg/ngày.
Trường hợp bạn bị suy thận hoặc tuổi cao thì bác sỹ không cần điều chỉnh liều cho bạn.
Liều dùng cho trẻ em ≥ 12 tuổi:
Để điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có viêm thực quản: 1 viên, 1 lần/ngày trong thời gian 4 tuần. Nếu tổn thương chưa lành hoặc vẫn còn triệu chứng, bác sỹ có thể cho bạn dùng liều tương tự thêm 4 đến 8 tuần nữa.
6. Chống chỉ định
- Bị dị ứng với thuốc ức chế bơm proton (ví dụ: pantoprazol, lansoprazol, rabeprazol, omeprazol) hay bất kì thành phần nào của thuốc.
- Dùng với thuốc có chứa nelfinavir hoặc atazanavir (được sử dụng để điều trị nhiễm HIV).
7. Tác dụng phụ
Cũng như tất cả các thuốc khác, esomeprazol có thể gây ra nhiều tác dụng ngoại ý mặc dù không phải mọi người đều mắc phải.
Đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu đầu tiên nào sau đây của dị ứng và sốc phản vệ: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
Ngung dùng esomeprazol và tham vấn bác sĩ ngay nếu các triệu chứng sau đây xuất hiện:
Thường gặp (≥1/100 đến <1/10)
Toàn thân: đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da.
Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.
Ít gặp (≥1/1000 đến <1/100)
Toàn thân: mệt mỏi, mất ngủ, buồn ngủ, phát ban, ngứa
Rối loạn thị giác.
Hiếm gặp (≥1/10000 đến <1/1000)
Toàn thân: Sốt, đổ mồ hôi, phủ ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, phản ứng quá mẫn (mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ).
Thần kinh trung ương: Kích động, trầm cảm, lú lẫn có hồi phục, ảo giác ở người bệnh nặng.
Huyết học: Chứng mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Gan: Tång enzym gan, viêm gan, vàng da, suy chức năng gan.
Tiêu hỏa: Rối loạn vị giác.
Cơ xương: Đau khớp, đau cơ.
Tiết niệu: Viêm thận kẽ.
Da: Ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da.
8. Cảnh báo & Thận trọng
Trước khi cho bạn dùng esomeprazol, bác sỹ của bạn phải loại trừ khả năng bạn bị ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư.
Nếu bạn có vấn đề về gan nghiêm trọng, bác sỹ của bạn sẽ phải giảm liều cho bạn.
Nếu bạn dưới 18 tuổi, bác sỹ của bạn sẽ giảm sát bạn cần trọng.
Nếu bạn dùng esomeprazol dài hạn (đặc biệt là hơn một năm), bạn có thể gặp những nguy cơ sau:
- Viêm teo dạ dày, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nguy cơ tiêu chảy. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào bất thường về tiêu hóa, phải thông báo với bác sỹ của bạn càng sớm càng tốt.
- Tăng nguy cơ gãy xương chậu, xương cổ tay hoặc cột sống do loãng xương. Hãy thông báo có bác sỹ của bạn biết nếu bạn bị loãng xương hoặc đang dùng corticosteroid.
- Viêm thận kẽ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đi tiểu, phải thông báo ngay với bác sỹ của bạn.
- Nếu bạn dùng esomeprazol trong hơn ba tháng, bạn có thể bị giảm magnesi trong máu. Biểu hiện của giảm magnesi trong máu nghiêm trọng như mệt mỏi, co cứng cơ, mê sảng, co giật, chóng mặt và rối loạn nhịp thất có thể xảy ra nhưng những biểu hiện này có thể bắt đầu âm thầm và bị bỏ qua. Nếu xảy ra bất kỷ những triệu chứng này, hãy thông báo cho bác sỹ của bạn ngay lập tức. Bác sỹ của bạn có thể cho bạn thực hiện các xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi lượng magnesi trong máu.
- Giảm hấp thụ vitamin B12. Khi điều trị lâu dài, bác sỹ của bạn sẽ giám sát bạn cần trọng nếu bạn có vấn đề về giảm hấp thụ vitamin B12.
9. Tương tác, tương kỵ của thuốc
Hãy thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ của bạn nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào sau đây:
Atazanavir và nelfinavir (được sử dụng để điều trị nhiễm HIV).
Tacrolimus (cấy ghép cơ quan)
Methotrexat (một loại thuốc hóa trị liệu sử dụng ở liều cao để điều trị ung thư): Nếu bạn dùng liều cao methotrexat, bác sỹ của bạn có thể cho bạn tạm thời dùng uống esomeprazol.
Ketoconazol, itraconazol hoặc voriconazol (được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại nấm).
Erlotinib (được sử dụng để điều trị ung thư).
Diazepam (được sử dụng để điều trị lo âu, giãn cơ hoặc trong động kinh).
Citalopram, imipramin hoặc clomipramin (được sử dụng để điều trị trầm cảm).
Phenytoin (được sử dụng trong động kinh): Nếu bạn đang dùng phenytoin, bác sỹ sẽ cần phải giảm sát bạn khi bắt đầu hay ngưng điều trị với esomeprazol.
Thuốc được sử dụng để làm loãng máu của bạn, chẳng hạn như warfarin: Bác sỹ sẽ cần phải giảm sát bạn khi bạn bắt đầu hoặc ngừng uống esomeprazol.
Clopidogrel (được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông).
Cilostazol (được sử dụng để điều trị đau cách liên tục - một cơn đau ở chân của bạn khi bạn đi bộ được gây ra bởi một nguồn cung cấp máu không đủ).
Cisaprid (sử dụng cho chứng khó tiêu và ợ nóng).
Digoxin (sử dụng cho các vấn đề về tím).
Rifampicin (được sử dụng để điều trị bệnh lao).
Nếu bác sỹ kê đơn thuốc kháng sinh amoxicillin và clarithromycin cũng như esomeprazol để điều trị loét do nhiễm Helicobacter pylori, bạn phải thông báo cho bác sỹ về các loại thuốc khác mà bạn đang dùng và điều này rất quan trọng.
10. Quá liều
- Những dấu hiệu và triệu chứng khi dùng thuốc quá liều: Chưa có báo cáo về quá liều esomeprazol ở người.
- Cần phải làm gì khi dùng thuốc quá liều khuyến cáo: Ngưng dùng thuốc. Gọi cho bác sỹ hay dược sĩ của bạn hoặc đến cơ sở y tế gần nhất,.
11. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai:
Chỉ sử dụng esomeprazol khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai và phải được sự chỉ định của bác sỹ.
Thời kỳ cho con bú:
Esomeprazol có khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ, vì vậy hoặc ngưng cho con bú hoặc ngưng thuốc,
12. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Chưa ghi nhận thuốc có tác động nào ảnh hưởng đến người lái xe và vận hành máy móc, tuy nhiên nên lưu ý thuốc có thể gây tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn thị giác. Nếu bị ảnh hưởng, bạn không nên lái xe hay vận hành máy móc..
13. Bảo quản
- Bảo quản thuốc Esoragim 40 ở nhiệt độ dưới 30°C trong bao bì gốc ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh ánh sáng.
- Không được dùng thuốc quá hạn dùng được ghi trên nhãn.
- Thuốc phải được bảo quản ở nơi xa tầm với của trẻ em.
14. Mua thuốc Esoragim 40 ở đâu?
Hiện nay, thuốc Esoragim 40 là thuốc bán theo đơn.Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Esoragim 40 trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 140.000- 170.000/hộp 3 vỉ x 10 viên tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”