Folacid chỉ định trong dự phòng và điều trị thiếu acid folic, thiếu máu tán huyết mạn tính.
1. Thuốc Folacid là thuốc gì?
Thuốc Folacid có tác dụng phòng ngừa và điều trị thiếu acid folic ở phụ nữ có thai, có tiền sử mang thai bị dị tật ống thần kinh tủy sống để phòng ngừa dị tật này.
2. Thành phần thuốc Folacid
Thành phần hoạt chất: Acid folic………………………….5mg.
Tá dược: Tinh bột ngô, lactose, povidon, natri starch glycolat, magnesi stearat vừa đủ 1 viên nén.
3. Dạng bào chế
Viên nén tròn, hai mặt khum, màu vàng.
4. Chỉ định
Tình trạng thiếu acid folic: Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và hồng cầu do thiếu folate.
Người mang thai: Dự phòng dị dạng ống thần kinh ở bào thai 4 tuần trước khi mang thai và tiếp tục 8 tuần sau khi mang thai.
Tình trạng thiếu acid folic: Do dinh dưỡng (suy dinh dưỡng), kém hấp thu, tăng nhu cầu (mang thai, thiếu máu huyết tán mạn tính), tăng mất (thẩm phân máu) hoặc dùng các thuốc đối kháng folat.
Không dùng cho thiếu hụt folate do các chất ức chế dihydrofolat reductase.
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Dự phòng và điều trị thiếu acid folic: Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folate:
+ Người lớn: uống 1 viên mỗi ngày, trong 4 tháng, có thể tới 15 mg/ngày khi có kém hấp thu.
+ Trẻ em cho tới 1 tuổi: 500 µg/kg/ngày uống 1 lần.
Thiếu máu tán huyết mạn tính (bệnh thalassemia, thiếu máu hồng cầu liềm): uống liên tục 1 viên cách 1 hoặc 7 ngày/lần tùy theo chế độ ăn và tốc độ tán huyết.
Dự phòng cho phụ nữ ở tuổi mang thai có nguy cơ cao có dị dạng ống thần kinh cho thai nhi khi mang thai: 1 viên/ngày trước khi mang thai 4 tuần và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Đối với phụ nữ ở tuổi mang thai: 400 µg/ngày.
6. Chống chỉ định
- Quá mẫn với acid folic hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Không được dùng acid folic riêng biệt hay phối hợp với Vitamin B12 với liều không đủ để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ chưa chẩn đoán được chắc chắn.
- Bệnh nhân bị bệnh ác tính, trừ khi bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Hiếm gặp (1/10.000 ≤ ADR < 1/1.000)
- Rối loạn hệ tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, trướng bụng và đầy hơi.
- Rối loạn hệ miễn dịch: phản ứng dị ứng, bao gồm hồng ban, ban da, ngứa, mày đay, khó thở, và phản ứng phản vệ (kể cả sốc).
8. Tương tác thuốc
- Sự hấp thu acid folic có thể giảm do sulfasalazine.
- Dùng cùng cholestyramin có thể gây cản trở sự hấp thu acid folic. Bệnh nhân điều trị cholestyramin kéo dài nên dùng acid folic 1 giờ trước hoặc 4 - 6 giờ sau khi dùng cholestyramin.
- Các kháng sinh có thể gây cản trở xét nghiệm vi sinh đối với nồng độ acid folic trong máu, hồng cầu và có thể gây ra kết quả thấp.
- Trimethoprim hoặc sulfonamid, dùng đơn hoặc kết hợp như co-trimoxazol có thể làm giảm tác dụng acid folic và điều này có thể nghiêm trọng ở bệnh nhân bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
- Nồng độ trong máu thuốc chống co giật (phenytoin, phenobarbital, primidon) có thể giảm khi dùng folat, do đó bệnh nhân cần được bác sĩ kiểm tra cẩn thận và liều thuốc chống co giật được điều chỉnh khi cần thiết.
- Độc fluorouracil có thể xảy ra ở bệnh nhân đang dùng acid folic và sự phối hợp này nên tránh.
- Các loại đất sét hoặc thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc magnesi có thể làm giảm sự hấp thụ acid folic. Bệnh nhân nên được khuyên dùng thuốc kháng acid ít nhất hai giờ sau khi dùng acid folic.
- Acid folic có thể làm giảm sự hấp thu kém ở ruột (đặc biệt quan trọng trong thai kỳ).
Tương kỵ của thuốc: Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
9. Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc Folacid
- Không nên dùng acid folic để điều trị chứng thiếu máu ác tính hoặc thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ chưa rõ nguyên nhân nếu không có đủ lượng cyanocobalamin (Vitamin B12) vì acid folic dùng đơn sẽ không ngăn ngừa và có thể phát triển trầm trọng thoái hóa tủy sống cấp. Do đó cần chẩn đoán lâm sàng đầy đủ trước khi bắt đầu điều trị.
- Folat không nên dùng thường xuyên ở những bệnh nhân đang dùng stent mạch vành.
- Cần thận trọng khi dùng acid folic cho bệnh nhân có khối u phụ thuộc folat.
- Acid folic được loại bỏ bằng thẩm phân máu.
- Sản phẩm này không dành cho phụ nữ có khả năng mang thai khi dùng liều thấp hơn, nhưng dành cho phụ nữ mang thai bị thiếu folic hoặc phụ nữ có nguy cơ tái phát dị tật ống thần kinh.
- Bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp khi không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase hay hấp thu kém glucose-galactose không nên dùng thuốc này.
10. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Nhu cầu acid folic tăng cao khi mang thai. Thiếu acid folic có thể gây tổn hại cho thai nhi. Nên bổ sung acid folic cho người mang thai 1 tháng trước và 2 - 3 tháng đầu mang thai để dự phòng dị dạng ống thần kinh cho thai nhi, nhất là những người đang được điều trị động kinh hay sốt rét, vì các thuốc điều trị các bệnh này có thể gây thiếu hụt acid folic.
Acid folic bài tiết nhiều vào sữa mẹ. Mẹ cho con bú dùng được acid folic và dùng suốt trong thời gian cho con bú.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
12. Bảo quản
Cần phải bảo quản thuốc Folacid ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C tránh ánh sáng trực tiếp.
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì
Để xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc Folacid ở đâu?
Thuốc Folacid có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khách hàng nên lựa chọn cho mình những địa điểm mua chính hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất trọng nhất trong quá trình điều trị. Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
14. Giá bán
Giá bán thuốc Folacid trên thị trường hiện nay khoảng 24.000 đồng / hộp 80 viên. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”