Furosemid điều trị phù cho trẻ em và người trưởng thành, điều trị tăng huyết áp ở người trưởng thành.
1. Thuốc Furosemid là thuốc gì?
Furosemid là thuốc lợi tiểu.
2. Thành phần thuốc Furosemid
Thành phần hoạt chất: Furosemid 40mg
Thành phần tá dược: Tinh bột, Lactose, Microcrystalline cellulose, Talc, Colloidal silicon dioxid, Magnesi stearat… vừa đủ.
3. Dạng bào chế
Viên nén
Mô tả: Viên nén màu trắng, hình trụ, một mặt nhẵn, một mặt viên có rãnh, có thể bẻ đôi viên.
4. Chỉ định
Furosemid là một thuốc có tác dụng lợi tiểu nhanh và mạnh được chỉ định:
Điều trị phù cho trẻ em và người trưởng thành trong: suy tim sung huyết, xơ gan và bệnh thận ( bao gồm hội chứng thận hư).
Điều trị tăng huyết áp ở người trưởng thành: có thể được dùng một mình hoặc kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.
5. Liều dùng
Thuốc được dùng theo đường uống.
Điều trị phù:
Người lớn:
Liều khởi đầu: 20mg-80mg, lần/ngày.
Nếu đáp ứng điều trị không đạt như mong muốn, lặp lại liều tương tự sau đó 6-8 giờ, hoặc cho liều tăng thêm 20-49mg, mỗi lần tăng liều cách nhau không ít hơn 6-8 giờ, cho tới khi đạt được tác dụng lợi tiểu mong muốn.
Để duy trì đáp ứng điều trị, liều hiệu quả điều trị nên được dùng 1-2 lần/ ngày.
Trong trường hợp phù nặng có thể thận trọng điều chỉnh tới 600mg/ngày.
Phù có thể được điều trị và kiểm soát một các hiệu quả, an toàn nhất khi sử dụng furosemid liên tục trong 2-4 ngày/tuần.
Khi sử dụng furosemid với liều trên 80 mg/ngày trong thời gian dài, bệnh nhân cần được theo dõi và giám sát chặt chẽ.
Trẻ em:
Liều khởi đầu: 2 mg/kg thể trọng.
Nếu đáp ứng điều trị không đạt như mong muốn, có thể dùng liều tăng thêm 1-2 mg/kg thể trọng, mỗi lần tăng liều cách nhau không ít hơn 6-8 giờ, cho tới khi đạt được tác dụng điều trị mong muốn.
Mức liều cao hơn 6 mg/kg cân nặng không được khuyến cáo cho trẻ em.
Liều duy trì hiệu quả điều trị nên được điều chỉnh tới mức liều thấp nhất có thể.
Bệnh nhân cao tuổi:
Liều sử dụng cho bệnh nhân cao tuổi cần được cân nhắc kỹ và nên khởi đầu điều trị với mức liều thấp.
Điều trị tăng huyết áp:
Người lớn: Liều thường dùng 20-40 mg/lần, 2 lần/ngày.
Liều lượng sử dụng nên được hiệu chỉnh theo đáp ứng điều trị. Nếu hiệu quả điều trị không đạt như mong muốn, sử dụng kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.
Theo dõi chặt chẽ huyết áp của bệnh nhân khi sử dụng kết hợp furosemid với các thuốc hạ huyết áp khác, liều dùng của các thuốc hạ huyết áp sử dụng kết hợp với furosemid nên giảm ít nhất 50%. Nếu tác dụng hạ huyết áp quá mức vẫn còn nên tiếp tục giảm liều hoặc thậm chí ngừng sử dụng các thuốc hạ huyết áp khác nếu cần thiết.
Bệnh nhân cao tuổi:
Liều sử dụng cho bệnh nhân cao tuổi cần được cân nhắc kỹ và nên khởi đầu điều trị với mức liều thấp.
6. Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Vô niệu
7. Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn được phân loại theo hệ cơ quan và được liệt kê theo mức độ nghiêm trọng giảm dần.
Trên hệ tiêu hóa
Hội chứng não gan ở bệnh nhân suy gan
Viêm tụy
Vàng da (ứ mật trong gan)
Tăng men gan
Chán ăn
Kích ứng miệng và dạ dày
Đau quặn dụng
Tiêu chảy
Táo bón
Buồn nôn
Nôn
Phản ứng quá mẫn
Sốc phản vệ
Viêm mạch hệ thống
Viêm thận kê
Viêm mạch hoại tử
Trên hệ thần kinh trung ương
Ù tai và mất thính giác
Dị cảm
Chóng mặt
Mất thăng bằng
Nhức đầu
Nhìn mờ
Chứng thấy sắc vàng (xanhthopsia)
Trên máu
Thiếu máu bất sản
Giảm tiểu cầu
Mất bạch cầu hạt
Thiếu máu tan máu
Giảm bạch cầu
Thiếu máu
Tăng bạch cầu ái toan
Phản ứng quá mẫn trên da
Hoại tử thượng bì nhiễm độc
Hội chứng Stevens-Johnson
Hồng ban đa dạng
Phát ban kèm tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân.
Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính
Viêm da bong vảy
Da bọng nước miễn
Ban xuất huyết
Nhạy cảm ánh sáng
Phát ban
Ngứa
Mày đay
Trên hệ tim mạch
Hạ huyết áp thế đứng (trầm trọng hơn do rượu, thuốc barbiturat, hoặc thuốc ngủ).
Tăng cholesterol và triglycerid máu.
Các phản ứng khác
Tăng đường huyết
Glucose niệu
Tăng acid uric máu
Co thắt cơ
Suy nhược
Bồn chồn
Co thắt bàng quang
Viêm tắc tĩnh mạch
Sốt
Khi gặp các phản ứng phụ mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, nên giảm liều lượng furosemid hoặc tạm ngưng sử dụng thuốc.
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Tương tác của thuốc
Furosemid có thể làm tăng độc tính trên tai của các kháng sinh aminoglycosid, đặc biệt ở người suy giảm chức năng thận. Ngoại trừ các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng, cần tránh sự kết hợp này.
Furosemid không nên dùng đồng thời với acid ethacrynic vì có khả năng gây độc cho tai. Bệnh nhân dùng salicylat liều cao đồng thời với furosemid, như trong bệnh thấp khớp, có thể bị ngộ độc salicylat với liều thấp di cạnh tranh bài tiết ở thận.
Có nguy cơ độc cho tai nếu dùng đồng thời cisplatin và furosemid. Ngoài ra, độc tính trên thận của các thuốc gây độc với thận như cisplatin có thể tăng nếu furosemid không được dùng với liều lượng thấp hơn và bù nước để tăng cường bài niệu khi điều trị băng cisplatin.
Furosemid đối kháng với tác dụng giãn cơ của tubocurarin và có thể làm tăng tác dụng của succinylcholin.
Không nên dùng lithi cùng với thuốc lợi tiểu vì chính làm giảm độ thanh thải của lithi ở thận và làm tăng nguy cơ nhiễm độc lithi.
Furosemid kết hợp với thuốc ức chế men chuyển angiotensin hoặc uống chẹn thụ thể angiotensin II có thể gây hạ huyết áp nghiêm trọng và giảm chức năng thận, bao gồm cả suy thận. Có thể cần thiết phải tạm ngưng hoặc giảm liều furosemid, thuốc ức chế men chuyển angiotensin hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin.
Hiệp đồng tác dụng khi phối hợp cùng thuốc chẹn adrenergic ngoại vi hoặc hạch.
Furosemid có thể làm giảm đáp ứng của động mạch đối với norepinephrin. Tuy nhiên, norepinephrin vẫn có thể được sử dụng hiệu quả.
Dùng đồng thời viên nén sucralfate và furosemid có thể làm giảm tác dụng lợi tiểu natri là hạ huyết áp của furosemid. hay không. Nên uống furosemid và sucralfat cách nhau ít nhất hai giờ.
Trong một số trường hợp cá biệt, tiêm tĩnh mạch furosemid trong vòng 24 giờ sau khi dùng cloral hydrat có thể xuất hiện các triệu chứng nóng bừng, đổ mồ hôi, bồn chồn, buồn nôn, tăng huyết áp và nhịp tim nhanh. Do đó, không nên sử dụng furosemid đồng thời với cloral hydrat.
Phenytoin ảnh hưởng trực tiếp đến tác dụng trên thận của furosemid. Có bằng chứng cho thấy điều trị bằng phenytoin dẫn đến giảm hấp thu furosemid ở ruột, và do đó làm giảm nồng độ đỉnh furosemid trong huyết thanh.
Methotrexat và các thuốc khác, như furosemid, bài tiết đáng kể ở ống thận có thể làm giảm tác dụng của furosemid. Ngược lại, furosemid có thể làm giảm thải trừ qua thận của các thuốc khác được bài tiết qua ống thận. Điều trị liều cao đối với cả furosemid và các thuốc khác loại này có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh của các loại thuốc này, dẫn đến tăng độc tính của chúng như furosemid.
Furosemid có thể làm tăng nguy cơ độc tính trên thận do cephalosporin ngay cả ở bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc thoáng qua.
Sử dụng đồng thời cyclosporin và furosemid có liên quan đến tăng nguy cơ bị gút thứ phát do tăng acid uric máu bởi furosemid và giảm bài tiết urat qua thận do cyclosporin.
Liều cao (>80 mg) furosemid có thể ức chế liên kết của hormon tuyến giáp với protein huyết tương và dẫn đến sự gia tăng thoáng qua hormon tuyến giáp tự do, dẫn đến giảm tổng lượng hormon tuyến giáp.
Một nghiên cứu trên sáu người đã chứng minh rằng sự kết hợp của furosemid và acid acetylsalicylic làm giảm tạm thời độ thanh thải creatinin ở bệnh nhân suy thận mạn tính. Có các báo cáo tăng nồng độ BUN, creatinin, kali trong máu, và tăng cân khi sử dụng furosemid cùng với NSAID.
Các tài liệu chỉ ra rằng dùng chung indomethacin có thể làm giảm tác dụng lợi tiểu natri và hạ huyết áp của furosemid ở một số bệnh nhân bằng cách ức chế tổng hợp prostaglandin. Indomethacin cùng có thể ảnh hưởng đến nồng độ renin trong máu, bài tiết aldosteron và đánh giá renin. Bệnh nhân dùng đồng thời indomethacin và furosemid nên được theo dõi chặt chẽ để xác định xem có đạt được tác dụng lợi tiểu và/hoặc hạ huyết áp, mong muốn của furosemid hay không.
Tương kỵ của thuốc
Do không mong muốn được phân loại theo hệ cơ quan và được liệt kê theo mức độ nghiêm trọng giảm dần.
9. Thận trọng khi sử dụng
Bệnh nhân xơ gan và cổ trướng, tốt nhất nên bắt đầu điều trị bằng furosemid tại bệnh viện. Bệnh nhân hôn mê gan và mất điện giải, không nên điều trị bằng furosemid cho đến khi tình trạng cơ bản đã được cải thiện. Sự thay đổi đột ngột cân bằng nước và điện giải ở bệnh nhân xơ gan có thể dẫn đến tình trạng hôn mê gan; do đó, cần phải theo dõi chặt chẽ trong thời kỳ bài niệu. Bổ sung kali clorid và nếu cần thuốc kháng aldosteron hữu ích trong việc ngăn ngừa hạ kali máu và nhiễm kiềm chuyển hóa.
Nếu tăng ure huyết thiểu niệu xảy ra trong quá trình điều trị bệnh thận tiến triển nặng, nên ngừng dùng furosemid.
Các trường hợp ù tai và giảm thính lực và điếc đã được ghi nhận. Các báo cáo thường chỉ rằng độc tính trên tai của furosemid có liên quan đến tốc độ tiêm nhanh, suy thận nặng, dùng liều cao hơn khuyến cáo, giảm protein huyết, hoặc điều trị đồng thời với kháng sinh aminoglycosid, acid ethacrynic hoặc các thuốc gây độc cho tai khác. Nếu bác sĩ chọn sử dụng đường tiêm liều cao, nên truyền tĩnh mạch có kiểm soát( đối với người lớn, tốc độ truyền không quá 4mg furosemid mỗi phút).
Bài niệu quá mắc có thể gây mất nước và giảm thể tích máu kèm theo trụy tim mạch, có thể huyết khối và tắc mạch, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi, như với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu khác, tình trạng mất điện giải có thể xảy ra khi điều trị bằng furosemid, đặc biệt khi bài niệu nhanh, bổ sung không đủ chất điện giải qua đường uống, xơ gan, hoặc sử dụng đồng thời với corticosteroid, ACTH, cam thảo với số lượng nhiều, hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài. Thuốc digitalis có thể làm trầm trọng hơn sự hạ kali máu, đặc biệt là tác dụng lên cơ tim.
Tất cả bệnh nhân đang điều trị bằng furosemid nên được theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng mất nước hoặc mất cân bằng điện giải (hạ natri máu, nhiễm kiềm hạ clo máu, hạ kali máu, hạ magnesi máu hoặc hạ canxi máu): khô miệng, khát nước, suy nhược, hôn mê, buồn ngủ, bồn chồn, đau cơ hoặc chuột rút, mỏi cơ, hạ huyết áp, thiểu niệu, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, hoặc rối loạn tiêu hóa như buồn nôn và nôn. đã ghi nhận sự tăng glucose máu và các trường hợp hiếm gặp khởi phát đột ngột bệnh đái tháo đường đã được báo cáo.
Ở những bệnh nhân có triệu chứng bí tiểu nghiêm trọng ( do rối loạn làm rỗng bàng quang), furosemid có thể gây bí tiểu cấp tính liên quan đến sự tăng sản xuất và nước tiểu bị giữ lại. Vì vậy, những bệnh nhân này cần được theo dõi cẩn thận, đặc biệt là trong giai đoạn đầu điều trị
Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh thận do thuốc cản quang, furosemid có thể dẫn đến nguy cơ giảm chức năng thận cao hơn sau khi dùng thuốc cản quang so với những bệnh nhân có nguy cơ cao chỉ truyền dịch trước khi dùng thuốc cản quang.
Ở những bệnh nhân bị giảm protein huyết (như liên quan đến hội chứng thận hư), tác dụng của furosemid cơ thể bị giảm và tăng độc tính trên tai.
Tăng acid uric máu không triệu chứng có thể xảy ra và bệnh gút hiếm hi có thể khởi phát.
Bệnh nhân dị ứng với sulfonamid cũng có thể bị dị ứng với furosemid. Có khả năng xảy ra đợt cấp hoặc khởi phát bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Cũng như nhiều loại thuốc khác, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên để biết khả năng xuất hiện rối loạn về máu, tổn thương gan hoặc thận, hoặc các phản ứng đặc trưng khác.
Bệnh nhân dùng furosemid nên được thông báo rằng họ có thể gặp các triệu chứng cho mất nước và/hoặc chất điện giải. Hạ huyết áp tư thế đứng đôi khi xảy ra, thường có thể được kiểm soát bằng cách đứng dậy từ từ. Bổ sung kali và/hoặc chế độ ăn cần kiểm soát hoặc tránh hạ kali máu.
Bệnh nhân tiểu đường nên được thông báo rằng furosemid có thể làm tăng nồng độ glucose máu và do đó ảnh hưởng đến các xét nghiệm glucose niệu. Da của một số bệnh nhân có thể nhạy cảm hơn với tác động của nắng khi dùng furosemid.
Bệnh nhân cao huyết áp nên tránh các loại thuốc có thể làm tăng huyết áp, bao gồm các loại sản phẩm không kê đơn để giảm thèm ăn hay hỗ trợ các triệu chứng cảm lạnh.
Nồng độ trong máu các chất điện giải (đặc biệt là kali), CO2, creatinin và BUN nên được kiểm tra thường xuyên trong vài tháng đầu điều trị bằng furosemid và định kỳ sau đó. Xác định nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh và nước tiểu đặc biệt quan trọng khi bệnh nhân nôn nhiều hoặc truyền dịch qua đường tĩnh mạch. CÁc bất thường nên được điều trị hoặc tạm ngưng sử dụng thuốc. Các loại thuốc khác cùng có thể ảnh hưởng đến các chất điện giải trong máu.
Tăng BUN đảo ngược được có thể xảy ra và liên quan đến mất nước, điều này nên tránh, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận.
Nước tiểu và đường huyết nên được kiểm tra định kỳ ở bệnh nhân đái tháo đường dùng furosemid, ngay cả ở những bệnh nhân tiền đái tháo đường.
Furosemid có thể làm giảm nồng độ canxi và magie máu. Theo đó, nồng độ trong máu của các chất điện giải này nên được kiểm tra định kỳ.
Ở trẻ sinh non, furosemid có thể dẫn đến vôi hóa thận/sỏi thận, do đó phải theo dõi chức năng thận và thực hiện siêu âm thận.
Sản phẩm chức lactose, nên liên hệ bác sĩ trước khi dùng thuốc nếu mắc chứng không dung nạp đường.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Do chưa có nghiên cứu đầy đủ ở phụ nữ có thai, furosemid chỉ nên sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ cơ thể có thể đối với thai nhi và phải theo dõi sự phát triển của thai nhi ( vì trẻ em có nguy cơ tăng cân).
Ở phụ nữ cho con bú sử dụng furosemid, thuốc xuất hiện trong sữa mẹ. Furosemid có thể làm giảm tiết sữa. Do vậy, cần thận trọng khi sử dụng furosemid đối với phụ nữ đang cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Furosemid lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc có thể gây giảm tỉnh táo, chóng mặt và nhìn mờ. Nếu xuất hiện hoặc có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân không nên lái xe, vận hành máy móc.
12. Quá liều
Quá liều: Mất nước, giảm thể tích máu, tụ huyết áp, mất cân bằng điện giả, hạ kali huyết, nhiễm kiềm giả clo.
Cách xử trí: Bù lại nước và điện giả đã mất. Kiểm tra thường xuyên điện giải trong huyết thanh, mức carbon dioxid và huyết áp. Phải đảm bảo dẫn lưu đầy đủ ở bệnh nhân bị tắc đường ra của nước tiểu từ trong bàng quang (như phì đại tuyến tiền liệt). Thẩm phân máu không làm tăng thải trừ furosemid.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Furosemid ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng
Không dùng thuốc Furosemid quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Furosemid ở đâu?
Hiện nay, Furosemid là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Furosemid trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 500 VNĐ/Viên tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”