Hemafolic được chỉ định phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu acid folic ở phụ nữ có thai và cho con bú.
1. Thuốc Hemafolic là thuốc gì?
Hemafolic cung cấp sắt và acid folic cho cơ thể giúp phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu acid folic ở phụ nữ có thai và cho con bú. Trong các trường hợp gia tăng nhu cầu về sắt trong thời kỳ kinh nguyệt, suy dinh dưỡng, hậu phẫu, mất máu, bệnh giun móc ở trẻ em
2. Thành phần thuốc Hemafolic
Phức hợp hydroxyd sắt (HI) và polymaltose tính theo ion sắt (III)..... 100 mg
Acid folic……………………………………………………………………… 1 mg
Tá dược: Natri hydroxide, dung dịch sorbitol 70%, đường trắng, bột hương dâu, methyl hydroxybenzoate, propyl hydroxybenzoate, ethanol 96%, nước tinh khiết vừa đủ 1 ống 10 ml
3. Dạng bào chế thuốc Hemafolic
Hemafolic bào chế dung dịch uống màu nâu.
4. Chỉ định thuốc Hemafolic
Hemafolic chỉ định trong phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu acid folic ở phụ
nữ có thai và cho con bú.
Trong các trường hợp gia tăng nhu cầu về sắt trong thời kỳ kinh nguyệt, suy dinh dưỡng, hậu phẫu, mất máu, bệnh giun móc, trẻ em trong giai đoạn phát triển.
5. Liều dùng thuốc Hemafolic
Theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc, trung bình cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
Điều Trị: Mỗi lần uống 1 ống, ngày 2-3 lần.
Dự phòng: Mỗi lần uống 1 ống, ngày 1 lần.
Uống trước bữa ăn 1 giờ hay sau bữa ăn 2 giờ
6. Chống chỉ định thuốc Hemafolic
Người bệnh mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Cơ thể thừa sắt: Bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin và thiếu máu tan máu.
Người bệnh bị u ác tính hoặc nghi ngờ có khối u.
Thiếu máu không do thiếu sắt, thiếu acid folic
7. Tác dụng phụ của thuốc Hemafolic
Phức hợp hydroxyd sắt (II) và polymaltose
Khi uống có thể gây chứng táo bón, tiêu chảy, đi tiêu phân đen, buồn nôn và đau thượng vị.
Có thể làm răng đen tạm thời (do dạng dung dịch uống nên dùng ống hút).
Acid folic
Nói chung acid folic dung nạp tốt. Hiếm gặp: Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc Hemafolic
Liên quan đến phức hợp hydroxyd sắt (II) và polymaltose:
Không có tương tác với thức ăn và các thuốc khác do sắt tôn tại ở dạng phức hợp với polymaltose nên không bị ion hóa.
Liên quan đến acid folic:
Dùng đồng thời acid folic với các thuốc chống co giật có thể làm giảm nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh
Folate và sulfasalazine: Hấp thu folat có thể bị giảm.
Folate và thuốc tránh thai uống: Làm giảm chuyển hóa của folat và gây giảm folat và vitamin B ở một mức độ nhất định.
Acid folic và cotrimoxazol:
Cotrimoxazol làm giấm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
9. Thận trọng khi sử dụng thuốc Hemafolic
- Không nên dùng sắt dạng tiêm cùng với sắt dạng uống để tránh quá thừa sắt.
- Không dùng sắt cho người bệnh được truyền máu nhiều lần, do có một lượng sắt đáng kể trong hemoglobin của hồng cầu được truyền.
- Không dùng Hemafolic cho người có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hay viêm loét ruột kết mạc
10. Dùng thuốc Hemafolic cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thuốc Hemafolic dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú
11. Ảnh hưởng của thuốc Hemafolic lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc Hemafolic không gây ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
12. Quá liều thuốc Hemafolic
Trong trường hợp quá liều, khởi đầu đau vùng thượng vị, tiêu chảy, nôn mửa có thể xảy ra. Chuyển hóa acid, co giật, hôn mê xuất hiện, sau giai đoạn hồi phục ban đầu. Cấp cứu rất quan trọng trong quá liều. Đầu tiên gây nôn, kế đến rửa dạ dày và những biện pháp hỗ trợ tổng quát cần thiết.
13. Bảo quản thuốc Hemafolic
Bảo quản thuốc Hemafolic ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Hemafolic quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Hemafolic ở đâu?
Hiện nay, Hemafolic là thuốc không kê đơn. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán thuốc Hemafolic
Giá bán thuốc Hemafolic trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”