Imodium 2mg điều trị triệu chứng của tiêu chảy cấp tính ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
1. Thuốc Imodium là thuốc gì?
Thuốc Imodium thuộc nhóm dược lý điều trị: Ức chế nhu động ruột. Chỉ định điều trị triệu chứng của tiêu chảy cấp tính ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Điều trị triệu chứng của các đợt tiêu chảy cấp có liên quan đến hội chứng ruột kích thích ở người lớn từ 18 tuổi trở lên đang được bác sỹ chẩn đoán sơ bộ.
Hoạt chất Loperamide gắn với thụ thể opiat tại thành ống tiêu hóa, làm giảm nhu động đầy tới, kéo dài thời gian lưu thông ở ruột và gia tăng sự tái hấp thu nước và điện giải. Loperamide làm tăng trương lực cơ thắt hậu môn giúp làm giảm bớt sự đi tiêu gấp gáp và không tự chủ.
2. Thành phần thuốc Imodium
Thành phần công thức thuốc mỗi viên nang Imodium chứa:
- loperamide hydrochloride: .......................................2 mg
- Tá dược: Lactose monohydrate, com starch, talc, magnesium stearate.
3. Dạng bào chế
Thuốc Imodium được bào chế dưới dạng viên nén dài. Bột màu trắng đóng trong viên nang (cỡ số 4) có thân màu xanh đục và nắp màu xanh đen, “Imodium" được in bằng mực đen ở trên cả thân và nắp nang.
4. Chỉ định
Thuốc Imodium được chỉ định để điều trị trong các trường hợp sau:
Điều trị triệu chứng của tiêu chảy cấp tính ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Điều trị triệu chứng của các đợt tiêu chảy cấp có liên quan đến hội chứng ruột kích thích ở người lớn từ 18 tuổi trở lên đang được bác sỹ chẩn đoán sơ bộ.
5. Cách dùng & Liều dùng
Cách dùng: Dùng đường uống. Nên uống viên nang với nước.
Liều dùng:
Tiêu chảy cấp
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
Liều khởi đầu là 2 viên nang (4 mg), sau đó 1 viên nang (2 mg) sau mỗi lần tiêu phân lỏng. Liều thông thường là 3-4 viên nang (6 mg - 8 mg) một ngày. Tổng liều hàng ngày không nên vượt quá 6 viên nang (12 mg).
Điều trị triệu chứng các đợt tiêu chảy cấp liên quan đến hội chứng ruột kích thích ở người lớn từ 18 tuổi trở lên
Liều khởi đầu là 2 viên nang (4 mg), sau đó 1 viên nang (2 mg) sau mỗi lần tiêu phân lỏng, hoặc khi có chỉ định của bác sỹ. Liều tối đa hàng ngày không nên vượt quá 6 viên nang (12 mg).
Trẻ em
Thuốc Imodium chống chỉ định ở trẻ dưới 12 tuổi.
Người cao tuổi
Không cần chỉnh liều ở người cao tuổi.
Suy thận
Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.
Suy gan
Mặc dù không có sẵn dữ liệu được động học ở bệnh nhân suy gan, nên thận trọng khi dùng thuốc Imodium ở những bệnh nhân này vì giảm chuyển hóa ban đầu qua gan (xem Cảnh báo và thận trọng).
6. Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng thuốc Imodium trong các trường hợp:
Quá mẫn cảm với dược chất hay bất kỳ tá dược nào của thuốc được liệt kê ở mục Thành phần định tính và định lượng.
Trẻ em dưới 12 tuổi.
Bệnh nhân lỵ cấp, với đặc điểm có máu trong phân và sốt cao.
Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng cấp.
Bệnh nhân bị viêm ruột do vi trùng xâm lấn bao gồm Salmonella, Shigella và Campylobacter.
Bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc liên quan đến việc dùng kháng sinh phổ rộng.
Không được dùng Imodium khi cần tránh tức chỉ nhu động ruột đo những nguy cơ có thể xảy ra các biến chứng nặng bao gồm tắc ruột, phình to đại tràng và phình to đại tràng nhiễm độc. Phải ngưng dùng Imodium ngay khi xuất hiện tắc ruột, táo bón hoặc căng chướng bụng.
7. Tác dụng phụ
Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi
Tính an toàn của loperamide HCI đã được đánh giá trên 2755 bệnh nhân người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi tham gia trong 26 thử nghiệm lâm sàng có đối chứng và trị tiêu chảy cấp tính. không đối chứng của loperamide HCI trong điều trị tiêu chảy cấp tính.
Các phản ứng bất lợi của thuốc thường gặp nhất được báo cáo (tần suất 2.1%) trong các thử nghiệm lâm sàng điều trị tiêu chảy cấp bằng loperamide HCI là táo bón (2,7%), đầy hơi (1.7%), đau đầu (1.2%) và buồn nôn (1,1%).
Bảng 1 liệt kê các phản ứng bất lợi của thuốc đã được báo cáo khi sử dụng loperamide HCI từ các thử nghiệm lâm sàng (tiêu chảy cấp) hoặc trong kinh nghiệm hậu mãi.
Bảng 1. Các phản ứng bất lợi của thuốc
Hệ thống cơ quan |
Dấu hiệu |
||
Thường gặp (≥1/100 đến <1/10) |
Ít gặp (≥1/1000 đến <1/100) |
Hiếm gặp (≥1/10000 đến <1/1000) |
|
Rối loạn hệ miễn dịch |
phản ứng quá mẫn, phản ứng phản vệ (bao gồm sốc phản vệ), phản ứng giống phản vệ |
||
Rối loạn hệ thần kinh |
đau đầu |
chóng mặt, ngủ gà |
Mất ý thức, Sững sờ, Giảm nhận thức, Tăng trương lực cơ, Bất thường điều phối vận động |
Rối loạn mắt |
Co đồng tử |
||
Rối loạn tiêu hóa |
táo bón, đầy hơi, buồn nôn |
Đau bụng; Đau bụng trên; Nôn; Khó tiêu; Khó chịu vùng bụng; khô miệng |
Tắc ruột (bao gồm tắc ruột do liệt Khó chịu vùng bụng ruột); Phình to đại tràng (bao gồm phình to đại tràng do nhiễm độc); |
Rối loạn da và mô dưới da |
Ban đỏ |
Nổi bọng rộp (bao gồm hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc và ban đỏ đa dạng), mày đay, phù mạch, ngứa |
|
Rối loạn thận và tiết niệu |
Bí tiểu |
||
Rối loạn toàn thân và tình trạng tại nơi dùng thuốc |
Mệt mỏi |
Báo cáo các phản ứng có hại nghi ngờ
Báo cáo các phản ứng có hại nghi ngờ sau khi thuốc được cấp phép Ích hành là rất quan trọng. Nó cho phép tiếp tục theo dõi cân bằng lợi ích/nguy cơ của thuốc. Các cán bộ y tế được yêu cầu báo cáo bất kỳ mới, hoặc khi phản ứng có hại nghi ngờ nào thông qua Trung tâm Thông tin thuốc và Theo đôi phần ứng có hại của thuốc.
Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Cảnh báo & Thận trọng
- Điều trị tiêu chảy bằng Imodium chỉ là điều trị triệu chứng. Cần có biện pháp điều trị đặc hiệu phù hợp khi có thể xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy. Ưu tiên trong điều trị tiêu chảy cấp là ngăn ngừa hoặc khôi phục việc mất nước và các chất điện giải. Điều này đặc biệt quan trọng ở trẻ nhỏ và bệnh nhân ốm yếu và người cao tuổi bị tiêu chảy cấp. Sử dụng thuốc này không làm cản trở việc dùng các liệu pháp bù nước và điện giải thích hợp.
- Do việc tiêu chảy kéo dài có thể là chỉ điểm cho các tính trạng bệnh lý tiềm tàng nghiêm trọng hơn, nên không dùng thuốc này trong một thời gian dài cho đến khi tìm ra các nguyên nhân thật sự gây tiêu chảy. Trong tiêu chảy cấp, nều làm sáng không cải thiện trong vòng 48 giờ. không nên dùng tiếp Imodium và bệnh nhân nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
- Bệnh nhân AIDS dùng thuốc này để điều trị tiêu chảy phải ngừng thuốc khi có những triệu chứng sớm nhất của căng chướng bụng. Đã ghi nhận vài trường hợp tảo bón có nguy cơ gia tăng gây phình to đại tràng nhiễm độc ở bệnh nhân AIDS có viêm đại tràng nhiễm khuẩn do virus và vi khuẩn được điều trị bằng loperamide hydrochloride.
- Mặc dù không có sẵn dữ liệu về dược động học ở bệnh nhân suy gan, phải thận trọng khi dùng thuốc ở những bệnh nhân này vì giảm chuyển hóa ban đầu qua gan, do đó có thể xảy ra quá liều tương đối dẫn đến độc tính trên hệ thống thần kinh trung ương.
- Bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này bởi thuốc có chứa lactose.
- Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc này để kiểm soát các đợt tiêu chảy liên quan đến hội chứng ruột kích thích đã được bác sỹ chẩn đoán trước đó mà không thấy cải thiện lâm sàng trong vòng 48 giờ, nên ngừng điều trị với loperamide HCI và tham khảo ý kiến bác sỹ. Bệnh nhân nên tái khảm nếu kiểu triệu chứng của họ thay đổi hoặc nếu các đợt tiêu chảy lặp lại kéo dài hơn 2 tuần.
- Các biên có tim bao gồm kéo dài khoảng QT và phức bộ QRS và xoăn đỉnh đã được báo cáo có liên quan đến quá liều. Một số trường hợp đã dẫn đến tử vong (xem Quá liều). Bệnh nhân không nên sử dụng vượt quá mức liều khuyến cáo và/hoặc khoảng thời gian điều trị khuyến cáo.
Cảnh báo đặc biệt:
Chỉ dùng Imodium để điều trị các đợt tiêu chảy cấp liên quan đến hội chứng ruột kích thích (IBS) nếu trước đó đã được bác sỹ chẩn đoán là IBS. Nếu có bất kỳ các dấu hiệu sau, không nên sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sỹ, ngay cả khi bạn biết mình bị hội chứng ruột kích thích:
Từ 40 tuổi trở lên và đã lâu chưa bị hội chứng ruột kích thích
Từ 40 tuổi trở lên và các triệu chứng ruột kích thích lần này khác với lần trước.
Khi phát hiện trong phân có máu gần đây
Khi bị táo bón nặng
Khi cảm giác bị ốm hoặc nôn
Khi giảm ngon miệng hoặc giảm cân
Khi tiểu tiện khô hoặc bị đau
Khi bị sốt
Khi gần đây có du lịch nước ngoài
Tham khảo ý kiến bác sỹ nếu xuất hiện các triệu chứng mới, hoặc khi các triệu chứng nặng thêm hoặc không cải thiện sau 2 tuần.
9. Tương tác, tương kỵ của thuốc
Dữ liệu tiền làm sáng cho thấy loperamide là một chất nền P-glycoprotein sử dụng đồng thời loperamide (liều đơn 16 mg) với quinidine, hay ritonavir mà cả hai đều là thuốc ức chế P-glycoprotein dẫn đến kết quả là gia tăng 2 đến 3 lần nồng độ loperamide trong huyết tương. Chưa biết sự liên quan về tâm sàng của tương tác dược động học này với các chất ức chế P-glycoprotein khi loperamide được đúng ở các liều khuyến cáo. Sử dụng đồng thời loperamide (liều đơn 4 mg) và Itraconazole, một thuốc ức chế CYP3A4 và P-glycoprotein, dẫn tới làm tăng 3-4 lần nồng do loperamide trong huyết tương. Trong nghiên cứu tương tự với gemfibrozil, một thuốc ức chế CYP2C8 thì nồng độ loperamide tăng khoảng 2 lần. Dùng kết hợp itraconazole và gemfibrozil làm tăng 4 lần nồng độ đỉnh trong huyết tương của loperamide và tăng 13 lần tổng nồng độ thuốc trong huyết tương. Những trường hợp làm tăng nồng độ thuốc này không đi kèm những ảnh hưởng trên thần kinh trung ương (CNS) khi được thâm đô bằng các đánh giá tâm thần vận động (nghĩa là đánh giá kiểm tra tình trạng lơ mơ và đánh giá chức năng nhận thức bằng biểu tượng số (Digit Symbol Substitution Test)).
Sử dụng đồng thời loperamide (liều đơn 16 mg) và ketoconazole, một thuốc ức chế CYP3A4 và P-glycoprotein, dẫn tới làm tăng gấp 5 lần nồng độ loperamide trong huyết tương. Sự tăng nồng độ thuốc này không làm tăng tác dụng dược lực học khi đo bằng phép đo đồng tử. Sử dụng đồng thời với desmopressin đường uống làm tăng 3 lần nằng do desmopressin trong huyết tương, có lẽ là do vận động đường tiêu hóa bị chậm lại.
Các thuốc với tính chất dược lý tương tự có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của loperamide và các thuốc làm tăng vận động đường tiêu hóa có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
10. Quá liều
Triệu chứng
Trong trường hợp quả siêu (kể cả quá liều tương đối do rối loạn chức năng gan, có thể xảy ra biểu hiện ức chế hệ thần kinh trung ương (sững sờ, bất thường điều phối vận động ngủ gà, có đồng từ, tăng trương lực cơ và ức chế hô hấp), táo bón, bị tiêu và tắc ruột. Ảnh hưởng trên thần kinh trung ương ở trẻ em và bệnh nhân suy giảm chức năng gan có thể nhạy cảm hơn Các trường hợp sử dụng quá liều loperamide HCI, biến cố về tim như kéo dài khoảng QT và phức bộ QRS, xoắn đỉnh, loạn nhịp thất nghiêm trọng khác, ngừng tim và ngắt đã được quan sát thấy (xem Cảnh báo và thận trọng đặc biệt). Các trường hợp tử vong cũng đã được báo cáo.
Điều trị
Trong trường hợp quá liều, nên bắt đầu theo dõi kéo dài khoảng QT bằng điện tâm đồ.
Nếu xảy ra các triệu chứng quá liều trên hệ thần kinh trung ương, có thể dùng naloxone như thuốc đối kháng (antidote). Vì thời gian tác dụng của loperamide dài hơn naloxone (1 đến 3 giờ) nên có thể cần phải lập lại liều naloxone. Do vậy, cần theo dõi sát bệnh nhân ít nhất 48 giờ để phát hiện các đầu hiệu ức chế thần kinh trung ương có thể xảy ra.
11. Khả năng sinh sản, phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai
Tính an toàn trên phụ nữ có thai chưa được thiết lập, mặc dù các nghiên cứu trên động vật không cho thấy loperamide HCI gây quái thai hoặc độc tính phôi thai. Như các thuốc khác, không nên dùng thuốc Imodium cho phụ nữ có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú
Một lượng nhỏ loperamide có thể thấy ở sữa mẹ nên không được khuyến cáo dùng thuốc này khi đang cho con bú. Do đó, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sỹ để có tị liệu phù hợp.
Khả năng sinh sản
Ảnh hưởng lên khả năng sinh sản ở người vẫn chưa được đánh giá.
12. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Mất ý thức, giảm nhận thức, mệt mỏi, choáng váng hoặc buồn ngủ có thể xảy ra khi điều trị tiêu chảy bằng thuốc này. Vì thế, nên thận trọng dùng thuốc Imodium khi lái xe hay vận hành máy móc (xem Tác dụng không mong muốn).
13. Bảo quản
- Bảo quản thuốc Imodium ở nhiệt độ từ 15°C - 30°C ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh ánh sáng.
- Không được dùng thuốc quá hạn dùng được ghi trên nhãn.
- Thuốc phải được bảo quản ở nơi xa tầm với của trẻ em.
14. Mua thuốc Imodium ở đâu?
Hiện nay, thuốc Imodium có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn. Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Imodium trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 300.000- 350.000/hộp 25 vỉ x 4 viên nang tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”