Lorastad làm giảm triệu chứng dị ứng: viêm mũi, mề đay mãn tính,..
1. Thuốc Lorastad là thuốc gì?
Loratadin là một thuốc kháng histamin 3 vòng có tác động kéo dải với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên.
Lorastad có tác dụng giảm triệu chứng của dị ứng bao gồm viêm mũi và mề đay mãn tính.
2. Thành phần thuốc Lorastad
Hoạt chất chính: Loratadin………….. 10mg
Tá dược: Lactose monohydrat, tinh bột ngỏ, talc, povidon K30, magnesi stearat, màu vàng quinolin.
3. Dạng bào chế
Viên nén
4. Chỉ định
Lorastad có tác dụng giảm triệu chứng của dị ứng bao gồm viêm mũi và mề đay mãn tính.
5. Liều dùng
Lorastad được dùng bằng đường uống.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10 mg x 1 lần/ ngày.
Trẻ em từ 2 - 12 tuổi:
+ Trọng lượng cơ thể > 30 kg: 10 mg x 1 lằn/ ngày.
+ Trọng lượng cơ thể < 30 kg: 5 mg x 1 lần/ ngày.
6. Chống chỉ định
Bệnh nhân quá mẫn hay dị ứng với bắt cử thành phần nào của thuốc.
Trẻ em dưới 2 tuổi.
7. Tác dụng phụ
Loạn nhịp thất nặng đã xảy ra khi điều trị với một số thuốc kháng thụ thể histamin H; thế hệ 2. Điều đó không xuất hiện khi điều trị bằng loratadin. Khi sử dụng loratadin với liều lớn hơn 10 mg hàng ngày, những tác dụng phụ sau đây có thể xảy ra:
Thường gặp:
- Thần kinh: Đau đầu
- Tiêu hóa. Khô miệng
Ít gặp:
- Thần kinh: Chóng mặt
- Hô hấp: Khô mũi và hắt hơi
- Khác: Viêm kết mạc
Hiếm gặp:
- Thần kinh: Trầm cảm
- Tim mạch: Tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực.
- Tiêu hóa: Buồn nôn
- Chuyển hóa: Chức năng gan bắt bình thường, kinh nguyệt không đều.
- Khác: Ngoại ban, nổi mày đay, và choáng phản vệ.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
- Điều trị đồng thời loratadin và cimetidin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60%, do cimetidin ức chế chuyển hóa của loratadin. Điều này không có biểu hiện lâm sàng.
- Điều trị đồng thời loratadin và ketoconazol dẫn tới tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4. Điều đó không có biểu hiện lâm sảng vì loratadin có chỉ số điều trị rộng.
- Điều trị đẳng thời loratadin và erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương. AUC (diện tích dưới đường cong của nồng độ theo thời gian) của loratadin, tăng trung bình 40% và AUC của descarboethoxyloratadin tảng trung bình 46% so với điều trị loratadin đơn độc. Trên điện tâm đô không có thay đổi về khoảng OTc. Về mặt lâm sảng, không có biểu hiện sự thay đổi tính an toàn của loratadin, va không có thông báo về tác dụng an thân hoặc hiện tượng ngắt khi điều trị đồng thời 2 thuốc này.
9. Thận trọng khi sử dụng
- Suy gan.
- Khi dùng thuốc lorastad, có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng thuốc lorsatad
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- An toàn sử dụng các chế phẩm loratadin trong khi mang thai chưa được xác định, do đó, chỉ dùng thuốc nếu lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ xảy ra cho bào thai.
- Do loratadin được bài tiết qua sữa mẹ và vì nguy hại của thuốc kháng histamin gia tảng trên trẻ em, đặc biệt trỏ sơ sinh và trẻ sinh non, nên quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc.
11. Ảnh hưởng của thuốc Lorastad lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Trong các thử nghiệm lâm sàng đánh giá khả năng lái xe ở những bệnh nhân dùng loratadin, khả năng này không bị suy giảm. Tuy nhiên, bệnh nhän cần biết rằng có một vài trường hợp hiếm gặp bị tình trạng ngủ gà có thể ảnh hưởng trên khả năng lái xe hay vận hành máy móc.
12. Quá liều
Triệu chứng:
- Người lớn: buồn ngủ, nhịp tim nhanh, và nhức đầu (dùng liều 40-180 mg loratadin).
- Trẻ em: biểu hiện ngoại tháp vả đánh trống ngực (dùng quá 10 mg).
Điều trị:
- Điều trị quá liều loratadin thông thường bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết.
- Trường hợp quá liều loratadin cấp, nên làm rỗng dạ dày ngay bằng cách dùng siro ipeca gây nôn. Uống than hoạt sau khi gây nôn có thể có hiệu quả ngãn chặn sự hấp thu của loratadin. Nếu gây nôn không có hiệu quả hoặc bị chống chỉ định (như với bệnh nhân hôn mê, đang co giật), có thể tiến hành súc rửa dạ dày bằng dung dịch NaCl 0,8% nêu có ống đặt nội khí quản để ngăn ngừa việc hít phải các chất trong dạ dày. Các thuốc tẩy muối có tác dụng pha loãng nhanh chóng các chất chứa trong ruột.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Lorastad ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Lorastad quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Lorastad ở đâu?
Hiện nay, Lorastad không phải là thuốc kê đơn, tuy nhiên bạn vẫn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc Lorastad có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Lorastad trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể dao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”