Protamol làm giảm đau trong viêm khớp, thấp khớp, đau lưng, đau cơ, bong gân, gãy xương, trật khớp, hậu phẫu, nhức đầu.
1. Thuốc Protamol là thuốc gì?
Thuốc Protamol phối hợp tác động kháng viêm, giảm đau của ibuprofen và tác động giảm đau của paracetamol.
Có hiệu quả giảm đau mạnh hơn tác dụng của ibuprofen hoặc của paracetamol liều cao dùng riêng lẻ.
Thuốc Protamol được chỉ định làm giảm đau trong viêm khớp, thấp khớp, đau lưng, đau cơ, bong gân, gãy xương, trật khớp, hậu phẫu, nhức đầu.
2. Thành phần thuốc Protamol
Mỗi viên nén có chứa:
Ibuprofen ……………………. 200mg
Paracetamol ………………… 325mg
3. Dạng bào chế
Viên nén có 1 mặt vàng và một vạch trắng, có vạch chia đôi thuốc ở giữa, trên viên có khắc chữ “MKP”
4. Chỉ định
Giảm đau trong các trường hợp: viêm khớp, thấp khớp, đau lưng, đau cơ, bong gân, đau do các chấn thương như gãy xương, trật khớp, đau sau phẫu thuật, nhức đầu và các chứng tương tự.
5. Liều dùng
Uống thuốc ngay sau bữa ăn.
Người lớn:
- Liều thông thường: uống 1-2 viên/lần, ngày 3 lần.
- Trường hợp mãn tính: uống 1 viên/lần, ngày 3 lần.
Không được dùng thuốc để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày, trừ khi do bác sĩ hướng dẫn.
6. Chống chỉ định
- Người bệnh mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc, các thuốc kháng viêm không steroid khác hay aspirin (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng aspirin).
- Người bệnh bị loét dạ dày-tá tràng tiến triển, bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày-tá tràng, suy gan hoặc suy thận.
- Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin.
- Người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).
- Người bệnh bị bệnh tạo keo (có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn, cần chú ý là tất cả các người bệnh bị viêm màng não vô khuẩn đều đã có tiền sử mắc một bệnh tự miễn).
7. Tác dụng phụ
Thường gặp: sốt, mỏi mệt, chướng bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn, mẩn ngứa, ngoại ban.
Ít gặp: phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi, nổi mày đay, đau bụng, chảy máu dạ dày-ruột, làm loét dạ dày tiến triển, lơ mơ, mất ngủ, ù tai, rối loạn thị giác, thính lực giảm, thời gian máu chảy kéo dài, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu), thiếu máu, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp: phù, nổi ban, hội chứng Stevens-Johnson, rụng tóc, trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực do ngộ độc thuốc, tăng bạch cầu ưa eosin, rối loạn co bóp túi mật, các thử nghiệm thăm dò chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan, viêm bàng quang, tiểu ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Rượu, isoniazid, các thuốc kháng lao, các thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturate, carbamazepine) có thể làm gia tăng nguy cơ độc gan gây bởi paracetamol.
Dùng chung phenothiazine với paracetamol có thể dẫn đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
Metoclopramide có thể làm gia tăng sự hấp thu của paracetamol.
Ibuprofen và các thuốc kháng viêm không steroid khác làm tăng tác dụng phụ của các kháng sinh nhóm quinolone lên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến co giật.
Ibuprofen với các thuốc kháng viêm không steroid khác làm tăng nguy cơ chảy máu và gây loét.
Magnesium hydroxide làm tăng sự hấp thu ban đầu của ibuprofen, nhưng nếu nhôm hydroxide cùng có mặt thì không có tác dụng này.
Ibuprofen làm tăng độc tính của methotrexate.
Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu của furosemide và các thuốc lợi tiểu.
Ibuprofen có thể làm tăng nồng độ digoxin huyết tương.
Để tránh tương tác giữa các thuốc, thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ về những thuốc đang sử dụng.
9. Thận trọng khi sử dụng
Paracetamol có thể gây các phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Dùng thận trọng ở người cao tuổi, người nghiện rượu.
Tránh uống rượu khi dùng thuốc.
Không dùng chung với các thuốc khác có chứa paracetamol.
Ibuprofen có thể làm các transaminase tăng lên trong máu, nhưng biến đổi này thoáng qua và hồi phục được.
Rối loạn thị giác như nhìn mờ là dấu hiệu chủ quan và có liên quan đến tác dụng có hại của thuốc nhưng sẽ hết khi ngừng dùng ibuprofen.
Ibuprofen ức chế kết tụ tiểu cầu nên có thể làm cho thời gian chảy máu kéo dài.
Thận trọng khi sử dụng cho người lái tàu xe hoặc vận hành máy.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Chống chỉ định dùng thuốc Protamol đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt 3 tháng cuối của thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
11. Ảnh hưởng của thuốc Protamol lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Protamol cho người lái tàu xe hoặc vận hành máy.
12. Quá liều
Nếu trường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Protamol ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Protamol quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Protamol ở đâu?
Hiện nay, Protamol là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Protamol trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”