Thuốc Theralene được dùng trong trường hợp thỉnh thoảng mất ngủ, điều trị các triệu chứng viêm mũi, viêm kết mạc.
1. Thuốc Theralene là thuốc gì?
Theralene là thuốc điều trị triệu chứng đối với các biểu hiện dị ứng như: Viêm mũi, viêm kết mạc, nổi mề đay. Trường hợp mất ngủ thỉnh thoảng hoặc thoáng qua. Giảm ho khan và ho do kích ứng, đặc biệt là khi ho về chiều hoặc về đêm.
2. Thành phần thuốc Theralene
Hoạt chất: Alimemazin (dưới dạng Alimemazin tartrat) 0,050g/100ml.
Tá dược: Citric acid anhydrous, ascorbic acid, methyl parahydroxybenzoate, propyl parahydroxybenzoate, glycerin, caramel, ethanol 96 độ C, hương phúc bồn tử, đường tinh luyện, nước tinh khiết vừa đủ 100 ml.
3. Dạng bào chế
Thuốc Theralene được bào chế dưới dạng siro.
4. Chỉ định
Thuốc này chứa alimemazin, một chất kháng histamin. Thuốc được chỉ định:
- Trong trường hợp thỉnh thoảng bị mất ngủ (ví dụ khi đi xa) và/hoặc thoáng qua (ví dụ khi có một biến cố cảm xúc)
- Trong điều trị triệu chứng đối với các biểu hiện dị ứng như:
+ Viêm mũi
+ Viêm mũi dị ứng theo mùa
+ Nổi mày đay
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Liều dùng
DÀNH CHO NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM TRÊN 36 THÁNG TUỔI
Liều được tính theo lượng Alimemazine tartrate, nếu có quy đổi ra lượng Alimemazin; 1,25mg Alimemazine tartrate tương đương với khoảng 1,0 mg Alimemazine.
Liều dùng cho người lớn, liều tối đa 10mg tương đương 16 ml mỗi lần và 40mg/24 giờ tương đương 64 ml/24 giờ.
Liều trẻ em từ 3 tuổi 0,125-0,25mg/kg mỗi lần uống tương đương 0,2-0,4ml/kg mỗi lần, tối đa 5mg tương đương 8ml mỗi lần và 20mg/24 giờ tương đương 32ml/24 giờ.
Kháng histamin: Viêm mũi dị ứng, nổi mày đay:
- Người lớn: 10mg mỗi lần tương đương 16ml, 2-3 lần/ngày; lên đến 100mg tương đương 160ml mỗi ngày cho những trường hợp cần thiết.
- Người già: Giảm liều xuống 10mg tương đương 16ml, 1-2 lần/ngày
Trẻ em trên 3 tuổi: 2,5 đến 5mg tương đương 4-8ml, 3-4 lần/ngày
Trong trường hợp thỉnh thoảng mất ngủ và/hoặc thoáng qua (ví dụ khi có một biến cố cảm xúc)
Uống một lần lúc đi ngủ
- Người lớn: 5 đến 20mg, tức 8-32 ml.
- Trẻ em trên 3 tuổi: 0,25 đến 0,5mg/kg tức 0,4-0,8 ml/kg
Theo hướng dẫn kê toa của bác sĩ.
Cách dùng
Dùng đường uống
Thời gian uống thuốc:
Vì thuốc có tác dụng gây buồn ngủ, tốt nhất nên bắt đầu điều trị các biểu hiện dị ứng vào buổi tối
Thời gian điều trị:
Chỉ nên điều trị triệu chứng ngắn ngày.
6. Chống chỉ định
Thuốc này KHÔNG ĐƯỢC DÙNG trong các trường hợp sau:
- Tiền sử dị ứng với thuốc kháng histamin.
- Trẻ em dưới 36 tháng
- Trẻ bị mất nước
- Người rối loạn chức năng gan hoặc thận, bệnh động kinh, bệnh Parkinson, suy giáp, u tủy thượng thận, bệnh nhược cơ
- Tiền sử bị mất bạch cầu hạt với các phenothiazin khác
- Khó tiểu do nguyên nhân tuyến tiền liệt hoặc nguyên nhân khác
- Một số bệnh glocom góc hẹp
- Bệnh nhân đã dùng một lượng lớn các thuốc an thần thần kinh trung ương.
Thông thường KHÔNG NÊN DÙNG THUỐC NÀY trong các trường hợp sau đây, trừ khi có chỉ định của bác sĩ:
- Trong ba tháng đầu thai kỳ.
- Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
- Dùng kết hợp với sultopride
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Một số tác dụng khi gặp cần NGƯNG ĐIỀU TRỊ NGAY VÀ HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ:
- Phản ứng dị ứng:
+ Kiểu nổi mẩn ngoài da (đỏ da, eczema, ban xuất huyết, nổi mề đay).
+ Phù Quincke (nổi mề đay kèm sưng phù mặt và cổ có thể gây khó thở).
+ Sốc phản vệ.
- Hiện tượng da mẫn cảm với ánh nắng.
- Giảm bạch cầu nghiêm trọng trong máu có thể biểu hiện bằng sự xuất hiện hoặc tái diễn sốt đi kèm có hoặc không đi kèm với các dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Giảm tiểu cầu một cách bất thường trong máu có thể biểu hiện bằng chảy máu cam hoặc chảy máu lợi.
- Co giật.
- Một số tác dụng khác thường gặp hơn:
+ Buồn ngủ, giảm tỉnh táo, rõ rệt hơn trong giai đoạn bắt đầu điều trị.
+ Rối loạn trí nhớ hoặc sự tập trung, chóng mặt (hay gặp ở người già).
+ Mất phối hợp vận động, run.
+ Lú lẫn, ảo giác.
+ Khô miệng, rối loạn thị giác, bí tiểu, táo bón, hồi hộp, hạ huyết áp.
+ Táo bón. Bí tiểu
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
Các phối hợp không nên dùng
- Rượu: rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamin. Ảnh hưởng bất lợi trên sự tỉnh táo có thể gây nguy hiểm khi lái xe và sử dụng máy móc.
- Tránh dùng các thức uống có cồn và những thuốc có chứa cồn.
- Sultopride: nguy cơ dẫn đến rối loạn nhịp thất, đặc biệt là xoắn đỉnh, do thuốc có ảnh hưởng điện sinh lý.
Các phối hợp cần cân nhắc
- Các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác (thuốc chống trầm cảm an thần, barbiturat, benzodiazepin, dotidin và dẫn chất, thuốc ngủ, dẫn chất morphin (giảm đau và chống ho), methadone, thuốc an thần kinh, thuốc giải lo: Làm tăng hoạt tính ức chế thần kinh trung ương. Ảnh hưởng sự tỉnh táo có thể trở nên nguy hiểm khi lái xe hoặc sử dụng máy móc.
- Ức chế hô hấp cũng xảy ra khi dùng phối hợp các thuốc này.
- Tác dụng hạ huyết áp của các thuốc chống tăng huyết áp, đặc biệt là các thuốc chẹn thụ thể alpha-adrenergic tăng lên khi dùng phối hợp với các chất dẫn phenothiazin
- Atropin và các chất khác có hoạt tính giống atropin (thuốc chống trầm cảm, imipramine, thuốc kháng cholin, thuốc chống co thắt kiểu atropin, disopyramide, thuốc an thần kinh họ phenothiazin): Tăng tác dụng không mong muốn kiểu atropin như bí tiểu, táo bón, khô miệng.
- Các thuốc kháng cholinergic có thể làm giảm tác dụng chống loạn tâm thần của các phenothiazin
- Các phenothiazin đối kháng với tác dụng trị liệu của amphetamin, levodopa, clonidin, guanethidin, epinephrin
ĐỂ TRÁNH CÁC TƯƠNG TÁC CÓ THỂ CÓ GIỮA NHIỀU THUỐC, PHẢI BÁO CHO BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ BIẾT VỀ TẤT CẢ CÁC THUỐC KHÁC ĐANG DÙNG.
9. Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc Theralene
- Không được dùng thức uống chứa cồn hoặc thuốc chứa cồn trong thời gian điều trị
- Nên tránh ánh nắng mặt trời trong thời gian điều trị
- Có nguy cơ bị hội chứng đứng ngồi không yên ở trẻ em
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trong những trường hợp sau:
- Có bệnh mãn tính ở gan hoặc thận
- Có tiền sử co giật hoặc bệnh động kinh từ trước hoặc mới phát
- Có bệnh tim nặng
- Có bệnh hen, loét dạ dày hoặc viêm môn vị- tá tràng
- Tiền sử gia đình có hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh
- Thận trọng khi dùng cho trẻ em có tiền sử ngừng thở khi ngủ
- Trên người cao tuổi:
+ Có táo bón, chóng mặt hoặc ngủ gật
+ Có các rối loạn tuyến tiền liệt
+ Thận trọng dùng ở người cao tuổi vì có nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn cao hơn. Nên bắt đầu điều trị với mức liều thấp hơn.
+ Người lớn có tuổi thiếu hụt thể tích máu sẽ dễ bị hạ huyết áp tư thế đứng
+ Nguy cơ liệt ruột ở bệnh nhân lớn tuổi có táo bón kéo dài
- Trong trường hợp có bệnh tiểu đường hoặc dùng chế độ ăn giảm chất bột, nên chú ý đến hàm lượng saccharose.
10. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ có thai:
- Có thông báo alimemazin gây ngủ lịm, vàng da, và các triệu chứng ngoại pháp ở trẻ nhỏ, rung giật và chỉ số Apgar thấp ở người mẹ đã dùng thuốc này khi mang thai.
- Không nên dùng thuốc này trong ba tháng đầu thai kỳ.
- Có thể dùng thuốc trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối thai kỳ, với điều kiện là chỉ dùng trong thời gian ngắn (vài ngày) và với liều được khuyến nghị.
Tuy nhiên, vào cuối thai kỳ nếu lạm dụng thuốc này có thể dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi trên trẻ sơ sinh. Do đó, phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc và không bao giờ được dùng quá liều khuyến nghị.
Phụ nữ đang cho con bú:
Thuốc này rất dễ tiết vào sữa mẹ. Vì thuốc có tính chất an thần, có thể ảnh hưởng đến trẻ (ngủ lịm, giảm trương lực) hoặc trái lại gây kích thích (mất ngủ), không nên dùng thuốc này trông trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ.
Nói chung, trong thời gian có thai và nuôi con bằng sữa mẹ, phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
- Nên chú ý khả năng buồn ngủ khi dùng thuốc này, đặc biệt với người lái xe và vận hành máy móc. Hiện tượng này tăng lên khi sử dụng cùng đồ uống có cồn.
- Tốt nhất, nên bắt đầu điều trị các biểu hiện dị ứng vào buổi tối.
12. Bảo quản
Cần phải bảo quản thuốc Theralene ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C tránh ánh sáng trực tiếp.
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì
Để xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc Theralene ở đâu?
Thuốc Theralene có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khách hàng nên lựa chọn cho mình những địa điểm mua chính hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất trọng nhất trong quá trình điều trị. Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
14. Giá bán
Giá bán thuốc Theralene trên thị trường hiện nay khoảng 32.000 đồng / chai 90ml. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”