Tiffy syrup được dùng làm giảm các triệu chứng cảm thông thường như nghẹt mũi, hạ sốt, giảm đau và viêm mũi dị ứng.
1. Thuốc Tiffy syrup là thuốc gì?
Thuốc Tiffy syrup được dùng làm giảm các triệu chứng cảm thông thường như nghẹt mũi, hạ sốt, giảm đau và viêm mũi dị ứng.
Paracetamol: có tác động giảm đau và hạ sốt do làm giảm sự tổng hợp prostaglandine bằng cách ức chế hệ thống men cyclooxygenase.
Phenylephrin HCl: trực tiếp làm co mạch máu ở mũi và đường hô hấp trên, do đó làm giảm nghẹt mũi.
Chlorpheniramin maleat: có tác động kháng histamin do ức chế lên thụ thể H1, nhờ đó, lâm giảm sự tiết nước mũi và chất nhờn ở đường hô hấp trên.
2. Thành phần thuốc Tiffy syrup
Thành phần công thức thuốc mỗi 5ml siro chứa:
- Hoạt chất:
Paracetamol: …………………….…………120mg
Chlorpheniramin maleat: ..............................1mg
Phenylephrin HCI: .......................................5mg
- Tá dược: Glycerin, natri sacharin, màu đỏ số 40, hương cam, magnesi nhôm silicat, sorbitol, polyethylen glycol 1500, natri cyclamat, methylparaben, propylparaben, propylene glycol, xanthan gum, màu vàng chanh, acid phosphoric, nước tinh khiết.
3. Dạng bào chế
Thuốc Tiffy syrup được bào chế dưới dạng dung dịch.
Mô tả sản phẩm: Dung dịch siro màu đỏ cam với hương cam.
4. Chỉ định
Thuốc Tiffy syrup được dùng làm giảm các triệu chứng cảm thông thường như nghẹt mũi, hạ sốt, giảm đau và viêm mũi dị ứng.
5. Cách dùng & Liều dùng
Cách dùng: Dùng đường uống.
Liều dùng:
Trẻ từ 3-6 tuổi: Uống 1 thìa cà phê (5 ml/lần), 4 lần/ngày.
Trẻ từ 6-12 tuổi: Uống 1-2 thìa cà phê (5-10 ml/lần), 4 lần/ngày.
Người lớn: Uống 2 thìa cà phê (10 ml/lần), 4 lần/ngày.
6. Chống chỉ định
- Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
- Bệnh nhân tăng huyết áp, nhịp nhanh thất, huyết khối ngoại biên, huyết khối mạch màng treo ruột.
- Bệnh nhân bị bệnh tụy hay gan cấp tính.
- Trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non, phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh glaucom góc hẹp, loét tiêu hóa, triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, bệnh hen suyễn, tắc cổ bàng quang, tắc môn vị - tá tràng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO).
- Trẻ dưới 3 tuổi.
7. Tác dụng phụ
Paracetamol:
Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn hoặc có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylate hiểm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
Ít gặp, 1/1000
Da: Ban.
Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn.
Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiêu máu.
Thận: Bệnh thận, độc tỉnh thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp, ADR<1/1000
Khác: phản ứng quá mẫn.
Chlopheniramin maleat:
Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chịu đựng được các phản ứng phụ khi điều trị liên tục, đặc biệt nếu tăng liều từ từ.
Thường gặp, ADR>1/100
Hệ TKTW: Ngủ gà, an thần.
Tiêu hóa: Khô miệng.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
Toàn thân: Chóng mặt.
Tiêu hóa: Buồn nôn.
Phenylephrin HCI:
Có thể gây ra bồn chồn, lo lắng, hốt hoảng, yếu, chóng mặt, đau vùng thượng vị hay khó chịu, run, trụy hô hấp, xanh xao hay nhợt nhạt.
Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ về những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Nếu xảy ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, ngừng dùng thuốc. Về điều trị, xin đọc phần " Quá liều và xử trí".
8. Cảnh báo & Thận trọng
Không dùng thuốc quá 7 ngày. Nếu cơn đau kéo dài hơn 5 ngày phải tham khảo ý kiến thầy thuốc.
Paracetamol: theo dõi chức năng gan, thận trong trường hợp điều trị kéo dài hoặc suy gan, thận. Bệnh nhân nghiện rượu dùng chế phẩm dài ngày có thể gây độc tính trên gan.
Phenylephrin HCl: thận trọng trên bệnh nhân phủ, xuất huyết, nhồi máu cơ tim, xuất huyết màng ngoài tim, hoại tử ruột, hoại tử gan và thận.
Thuốc kháng histamin Chlorpheniramin maleat:
Bệnh nhân bị tiêu bẩm sinh, tiền sử hen phế quản, tăng áp suất nội nhãn, tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh tim mạch. Các thuốc kháng histamin cũng có thể làm đặc dịch phối và có thể ngăn chặn sự khạc đờm và sự dẫn lưu ở xoang.
Người giả: thuốc kháng histamin có thể gây chóng mặt, ngất, hạ huyết áp, lẫn lộn. Hạn chế bằng cách giảm liều.
Trẻ em: quá liều thuốc kháng histamin có thể gây ảo giác, co giật, chết. Đối với trẻ sơ sinh gây kích thích.
Hạn chế: dùng đúng liều chỉ định.
Cần thận trọng khi phối hợp với các chế phẩm khác có chứa paracetamol, phenylephrin HCl và chlorpheniramin maleat.
Không dùng quá liều chỉ định.
Paracetamol
- Phản ứng phụ nghiêm trọng trên da mặc dù tỉ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chỉ đe dọa tính mạng bao gồm hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc: toxic epidermal necrolysis (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tỉnh: acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP).
- Triệu chứng của các hội chứng trên được mô tả như sau:
+ Hội chứng Stevens-Johnson (SJS): là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khu trú ở quanh các hốc tự nhiên: mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài ra có thể kèm sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan thận. Chẩn đoán hội chứng Steven-Johnson (SJS) khi có ít nhất 2 hốc tự nhiên bị tổn thương.
+ Hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN): là thể dị ứng thuốc nặng nhất, gồm:
Các tổn thương đa dạng ở da: ban dạng sởi, ban dạng tỉnh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nước bùng nhùng, các tổn thương nhanh chóng lan tỏa khắp người.
Tổn thương niêm mạc mắt: viêm giác mạc, viêm kết mạc mù, loét giác mạc.
Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét hầu, họng, thực quản, dạ dày, ruột.
Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu.
Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân trầm trọng như sốt, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm gan,... tỷ lệ tử vong cao 15-30%.
+ Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tỉnh (AGEP): mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn và mặt, sau đó có thể lan rộng toàn thân. Triệu chứng toàn thân thường có là sốt, xét nghiệm máu bạch cầu múi trung tính tăng cao.
Khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng thuốc. Người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và khi đến khám chữa bệnh cần phải thông báo cho nhân viên y tế biết về vấn đề này.
Thận trọng
Có thể gây ra các phản ứng dị ứng (có thể là phản ứng muộn).
9. Tương tác, tương kỵ của thuốc
Paracetamol
Dùng thuốc liều cao cùng với việc sử dụng thuốc chống đông (coumarin, dẫn chất indadion) có thể làm tăng nhẹ tác dụng của các thuốc này.
Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazide có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol.
Chlorpheniraminmaleat
Có thể làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh trung ương. Tác dụng kéo dài khi dùng cũng với thuốc ức chế monoamin oxidase.
Phenylephrin HCl
Các chế phẩm kết hợp phenylephrin HCl không nên dùng cùng với epinephrin hay tác nhân kích thích thần kinh giao cảm khác bởi vì có thể gây ra tim đập nhanh hay loạn nhịp tim.
Tính kích thích tim hay tăng áp lực máu của phenylephrin HCl có thể xảy ra khi trước đó dùng thuốc ức chế men monoamin oxidase (MAO) vì sự chuyển hoá của phenylephrin HCI giảm.
Atropin sulfat ngân phản xạ nhịp tim nhanh và làm tăng áp lực máu gây ra bởi phenylephrin.
Sự tăng áp lực máu có thể xảy ra nếu dùng phenylephrin HC1 cho bệnh nhân đang dùng sản phẩm tiêm alkaloid cựa lúa mạch như ergonovin maleat.
10. Quá liều
Paracetamol
Biểu hiện:
Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ 7,5-10g mỗi ngày, trong 1-2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin- máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay. Trẻ em có khuynh hướng tạo Methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.
Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương; sững sờ, hạ thân nhiệt; mệt lả; thở nhanh, nông, mạch nhanh, yếu, không đều; huyết áp thấp và suy tuần hoàn.
Xử trí:
Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Cho uống N-acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp.
Nếu không có N-acetylcystein có thể dùng Methionin. Ngoài ra có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.
Chlorpheniramin maleat
Biểu hiện:
Liều gây chết của Chlorpheniramin maleat khoảng 25-50mg/kg thể trọng. Những triệu chứng và dấu hiệu quả liều bao gồm an thần, kích thích nghịch thường hệ TKTW, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết acetylcholine, phản ứng loạn trương lực và trụy mạch, loạn nhịp.
Xử trí:
Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, điện giải.
Rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro ipecacuanha. Sau đó, cho dùng than hoạt và thuốc tây hạn chế hấp thu.
Khi gập hạ huyết áp và loạn nhịp, cần được điều trị tích cực. Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin. Có thể phải truyền máu trong những ca nặng.
Phenylephrin HCl
Biểu hiện:
Dùng quá liều phenylephrin làm tăng huyết áp, nhức đầu, cơn co giật, xuất huyết não, đánh trống ngực, ngoại tâm thu, dị cảm. Nhịp tim chậm thường xảy ra sớm.
Xử trí:
Tăng huyết áp có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc chẹn a-adrenergic như phentolamin 5- 10mg, tiêm tĩnh mạch; nếu cần, có thể lặp lại. Thẩm tách máu thường không có ích. Cần chú ý điều trị triệu chứng và hỗ trợ chung, chăm sóc y tế.
11. Phụ nữ có thai và cho con bú
Không sử dụng.
12. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc này có thể gây buồn ngủ và chóng mặt, bệnh nhân nên thận trọng khi đang lái xe hay làm việc các công việc cần phải tỉnh táo.
13. Bảo quản
- Bảo quản thuốc Tiffy syrup ở nhiệt độ dưới 30°C ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh ánh sáng.
- Không được dùng thuốc quá hạn dùng được ghi trên nhãn.
- Thuốc phải được bảo quản ở nơi xa tầm với của trẻ em.
14. Mua thuốc Tiffy syrup ở đâu?
Hiện nay, thuốc Tiffy syrup có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn. Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Tiffy syrup trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 15.000 - 20.000/hộp 1 chai 30ml và 20.000 - 28.000/hộp 1 chai 60ml tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”