Ameflu được dùng làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm như nhức đầu, đau họng, đau nhức cơ thể, sung huyết mũi, đau xoang trong viêm xoang và sốt.
1. Thuốc Ameflu là thuốc gì?
Thuốc Ameflu được dùng làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm như nhức đầu, đau họng, đau nhức cơ thể, sung huyết mũi, đau xoang trong viêm xoang và sốt.
Nhóm tác dụng dược lý:
Acetaminophen: Thuốc giảm đau, hạ sốt.
Cafein: Chất kích thích nhẹ.
Phenylephrin HCI: Thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm α1
Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, có tác dụng giảm đau bằng cách ngăn chặn sự phát sinh xung động gây đau ở ngoại vi. Thuốc có tác dụng hạ sốt bằng cách ức chế trung khu điều nhiệt vùng dưới đồi.
Cafein ở liều thấp có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, kích thích ưu tiên trên vỏ não làm tăng hưng phấn vỏ não, tăng hoạt năng trí tuệ, giảm cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. Cafein hoạt động thông qua nhiều cơ chế, có liên quan đến hoạt động trên các thụ thể và các kênh của màng tế bào. Cafein vào hàng rào máu não, hoạt động như 1 chất đối kháng của thụ thể adenosine. Do có cấu trúc tương tự như cấu trúc phân tử của adenosine nên cafein gắn kết với thụ thể adenosine trên bề mặt của tế bào mà không kích hoạt chúng dẫn đến làm tăng hoạt tính của chất dẫn truyền thần kinh dopamin.
Khi dùng cafein phối hợp với các tác nhân giảm đau khác sẽ làm tăng thêm hiệu quả giảm đau. Ngoài ra, cafein còn giúp các thuốc giảm đau được hấp thu nhanh, đem lại kết quả giảm đau nhanh hơn. Cafein kết hợp với paracetamol dùng để điều trị giảm đau trong các trường hợp nhức đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau xương khớp, đau lưng, nhức răng, cảm lạnh và sốt.
Phenylephrin hydrochlorid là thuốc giống thần kinh giao cảm có tác dụng trực tiếp lên các thụ thể alpha, adrenergic, gây co mạch, giảm sung huyết mũi và xoang.
2. Thành phần thuốc Ameflu
Thành phần công thức thuốc mỗi viên nén bao phim chứa:
- Hoạt chất:
Acetaminophen: .......................................500 mg
Cafein: .......................................................25 mg
Phenylephrin HCI: .......................................5 mg
- Tá dược: Tinh bột tiền hồ hóa, lactose monohydrat, silic oxyd dạng keo khan, natri starch glycolat, tinh bột ngô, povidon K30, talc, magnesi stearat, opadry II white, quinolein yellow lake.
3. Dạng bào chế
Thuốc Ameflu được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Mô tả: hình thuôn dài, màu vàng, một mặt có khắc chữ "AMEFLU”, một mặt trơn, cạnh và thành viên lành lận.
4. Chỉ định
Thuốc Ameflu được dùng làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm như nhức đầu, đau họng, đau nhức cơ thể, sung huyết mũi, đau xoang trong viêm xoang và sốt.
5. Cách dùng & Liều dùng
Cách dùng: Dùng đường uống.
Liều dùng:
Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: Uống 1-2 viên x 4 lần/ngày.
Không dùng quá 8 viên trong 24 giờ.
Không dùng chung với các thuốc có chứa paracetamol khác.
Không dùng quá 7 ngày nếu không có ý kiến bác sỹ.
Khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc tối thiểu là 4 giờ.
Trẻ dưới 12 tuổi: Không khuyến cáo sử dụng.
6. Chống chỉ định
Không dùng thuốc Ameflu nếu bạn:
Bạn từng có tiền sử dị ứng với paracetamol, phenylephrin hydroclorid, cafein hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.
Bạn bị bệnh động mạch vành năng, tăng huyết áp nặng, bệnh tim mạch, cường giáp, đang dùng thuốc IMAO trong vòng 2 tuần trở lại.
Bạn đang dùng các thuốc cường giao cảm chống sung huyết.
Bạn bị u tế bào ưa crôm.
Bạn bị glaucoma góc đóng.
Bạn bị suy gan, thận nặng.
Trẻ em dưới 12 tuổi.
Bạn đang dùng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, chẹn ß trong 2 tuần trở lại.
7. Tác dụng phụ
Ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sỹ ngay lập tức nếu bạn có một trong các tác dụng phụ hiếm gặp sau đây:
Phản ứng dị ứng có thể nghiêm trọng như phát ban da, ngừa, đôi khi với phù miệng, phù mặt hoặc thờ gấp.
Phát ban da hoặc bong da, hoặc loét miệng.
Khó thở. Nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn đã từng gặp các triệu chứng tương tự khi dùng một số thuốc giảm đau khác như ibuprofen hoặc aspirin.
Bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân.
Sốt hoặc nhiễm khuẩn lặp lại.
Buồn nôn, giảm cân đột ngột, mất cảm giác ngon miệng, vàng da và mắt.
Rối loạn thị giác. Hiếm gặp nhưng khả năng xảy ra lớn hơn ở người bị glôcôm.
Nhịp tim nhanh bất thường hoặc có cảm giác nhịp tim nhanh hoặc bất thường.
Khó tiểu. Dễ xảy ra hơn ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt.
Các tác dụng phụ khác của thuốc bao gồm:
Tăng huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, khó ngủ, bồn chồn, lo lắng, tiêu chảy hoặc mệt mỏi.
Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Cảnh báo & Thận trọng
- Phản ứng phụ nghiêm trọng trên da mặc dù tỷ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chỉ ghi đo tính mạng bao gồm hội chứng Steven Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm người Toxic epidermal necrolysis (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mỹ toàn thân cấp tỉnh. Acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP).
- Triệu chứng của các hội chứng nêu trên được mô tả như sau:
+ Hội chứng Steven Johnson (SJS): Là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khu trú ở quanh các hốc tự nhiên: Mặt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài ra có thể kèm sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, thận. Chẩn đoán hội chứng Steven-Johnson (SJS) khi có ít nhất 2 hốc tự nhiên bị tổn thương.
+ Hội chứng da nhiễm độc (TEN): Là thể dị ứng thuốc nặng nhất, gồm:
Các tổn thương đa dạng ở đa: Ban dạng sởi, ban dạng tinh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nước bùng nhùng, các tổn thương nhanh chóng lan tỏa khắp người;
Tổn thương niêm mạc mắt: Viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ, loét giác mạc.
Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: Viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét hầu, họng thực quản, dạ dày, ruột;
Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu;
Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân trầm trọng như sốt, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm gan... tỷ lệ tử vong cao 15 - 30%.
+ Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP): Mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn và mặt, sau đó có thể lan rộng toàn thân. Triệu chứng toàn thân thường có là sốt, xét nghiệm máu bạch cầu trung tính tăng cao.
+ Khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng thuốc. Người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do acetaminophen gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và khi đến khám chữa bệnh cần phải thông báo cho nhân viên y tế biết về vấn đề này.
Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc này nếu bạn:
Bị phì đại tuyến tiền liệt.
Có một bệnh mạch máu gọi là hiện tượng Raynaud.
Có các bệnh về tim mạch.
Bị tiểu đường.
Có tiền sử loét dạ dày.
Đang dùng thuốc ức chế thụ thể beta-adrenergic.
Nên tránh uống quá nhiều cafein (ví dụ cà phê, trà và một số loại đồ uống đóng hộp) trong khi dùng thuốc này.
Không dùng thuốc quá liều quy định.
Không nên dùng đồng thời các sản phẩm có chứa paracetamol khác.
Tham khảo ý kiến bác sỹ nếu triệu chứng không giảm.
Để xa tầm tay và tầm nhìn của trẻ em.
Tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bạn đang dùng warfarin.
Trường hợp quá liều tham khảo ý kiến bác sỹ ngay lập tức, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe, vì có các nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng muộn.
Thuốc này có chứa lactose. Bệnh nhân có vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt lactose Lapp hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.
9. Tương tác, tương kỵ của thuốc
Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc Ameflu nếu bạn đang sử dụng một trong các thuốc sau:
Metoclopramid hoặc domperidon (cho điều trị nôn và buồn nôn).
Ergotamin và methlysergid (cho chứng đau nửa đầu).
Cholestyramin (để hạ cholesterol máu).
Thuốc hạ huyết áp.
Thuốc ức chế hoặc kích thích thèm ăn,
Thuốc điều trị trầm cảm như thuốc chống trầm cảm ba vòng (ví dụ amitriptylin).
Thuốc chữa bệnh tim (như digoxin).
Thuốc chống đông máu (như warfarin).
Thuốc an thần barbiturat.
Clozapin
10. Cần làm gì khi một lần quên không dùng thuốc?
Nếu bạn quên dùng thuốc, dùng nó ngay khi bạn nhớ. Nếu thời gian gần tới liều kế tiếp, thì hãy bỏ qua liều bị quên và dùng liều kế tiếp theo kế hoạch bình thường. Không nên gấp đôi liều dùng.
11. Quá liều
Dấu hiệu và triệu chứng
Paracetamol
Triệu chứng: Triệu chứng quá liều của Paracetamol trong 24 giờ đầu là xanh xao, buồn nôn, nôn, chán ăn và đau bụng. Tổn thương gan có thể trở nên thấy rõ từ 12 đến 48 giờ sau khi uống. Bất thường về chuyển hóa glucose và toan chuyển hóa có thể xảy ra. Trong nhiễm độc nặng, suy gan có thể tiến triển thành bệnh lý não, xuất huyết dùng đường huyết, phù não và tử vong. Suy thận cấp và hoại tử ống thận cấp tính cho thấy rõ bởi đau vùng thắt lưng, tiểu ra máu và protein niệu, có thể phát triển ngay cả trong trường hợp không có tổn thương gan nghiêm trọng. Loạn nhịp và viêm tụy đã được báo cáo.
Cafein
Triệu chứng: Quá liều cafein có thể gây đau vùng thượng vị, nôn, bài niệu, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp tim, kích thích thần kinh trung ương (mất ngủ, bồn chồn, phấn khích, kích động, run và co giật) Cần phải lưu ý rằng để xảy ra các triệu chứng lâm sàng đáng kể của quá liều cafein ở thuốc này thì lượng uống vào sẽ gây nên nhiễm độc gan nghiêm trọng có liên quan paracetamol.
Phenylephrin
Triệu chứng: Quá liều phenylephrin có thể dẫn đến các tác dụng tương tự như những tác dụng phụ đã được liệt kê.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm, tăng huyết áp, có thể nhịp tim chậm phân xạ. Trong trường hợp nặng lú lẫn, ảo giác, co giật và loạn nhịp tim có thể xảy ra. Tuy nhiên lượng yêu cầu gây độc tính phenylephrin nghiêm trọng sẽ lớn hơn so với lượng yêu cầu gây nhiễm độc gan liên quan paracetamol.
Điều trị
Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc đến bệnh viện gần nhất.
Nhớ mang theo nhãn thuốc hoặc lượng thuốc còn lại để bác sỹ biết thuốc mà bạn đã dùng.
12. Phụ nữ có thai và cho con bú
Không dùng thuốc Ameflu cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú do có chứa cafein.
13. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc này có thể gây chóng mặt. Bạn không nên lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao hoặc các công việc khác nếu bạn bị chóng mặt sau khi dùng thuốc.
14. Bảo quản
- Bảo quản thuốc Ameflu ở nhiệt độ dưới 30°C ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh ánh sáng.
- Không được dùng thuốc quá hạn dùng được ghi trên nhãn.
- Thuốc phải được bảo quản ở nơi xa tầm với của trẻ em.
15. Mua thuốc Ameflu ở đâu?
Hiện nay, thuốc Ameflu có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn. Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
16. Giá bán
Giá bán thuốc Ameflu trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 150.000 - 200.000/hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”