1. Thuốc Bisilkon là thuốc gì?
Thuốc Bisilkon với thành phần chính là Clotrimazol 100mg, Betamethason dipropionat 6,4mg, Gentamicin (dưới dạng Gentamicin sulfat) 10mg được sản xuất bởi công ty Công ty cổ phần Dược - TTBYT Bình Định. Thuốc có công dụng đối với các bệnh lý da đáp ứng với corticosteroid khi có biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn (nhạy cảm với gentamicin) và nấm (nhạy cảm với clotrimazole) hoặc khi nghi ngờ do vi khuẩn (nhạy cảm với gentamicin) và nấm (nhạy cảm với clotrimazole!) hoặc khi nghi ngờ do nhiễm trùng. Ngoài ra, thuốc Bisilkon thích hợp để điều trị eczema có rỉ dịch.
2. Thành phần thuốc Bisilkon
Hoạt chất:
Clotrimazol…………………………………………………………..100mg
Betamethason dipropionat…………………………………………6,4mg
Gentamicin (dưới dạng Gentamicin sulfat).................................10mg
Tá dược: EDTA, Nipasol (5mg), Sepineo P600, Alcol Benzylic, Propylene glycol, nước cất.
3. Dạng bào chế
Thuốc Bisilkon được bào chế dưới dạng kem bôi da.
Mô tả sản phẩm:
Chế phẩm là dạng kem có thể chất mềm, màu trắng, đồng nhất.
4. Chỉ định
Thuốc Bisilkon điều trị các bệnh lý da đáp ứng với corticosteroid khi có biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn (nhạy cảm với gentamicin) và nấm (nhạy cảm với clotrimazole) hoặc khi nghi ngờ do vi khuẩn (nhạy cảm với gentamicin) và nấm (nhạy cảm với clotrimazole) hoặc khi nghi ngờ do nhiễm trùng. Thuốc Bisilkon thích hợp để điều trị eczema có rỉ dịch.
5. Liều dùng
Cách dùng: Dùng theo chỉ định của bác sĩ. Có thể rửa sạch vùng da bị nhiễm bệnh, thấm khô rồi thoa lớp thuốc mỏng vừa đủ lên vùng da bị ảnh hưởng.
Đường dùng: Bôi ngoài da.
Liều dùng: 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Để điều trị hiệu quả, thuốc Bisilkon nên được bôi thường xuyên. Thời gian điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ, vị trí của bệnh và đáp ứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, khi bôi thuốc trong 3 - 4 tuần mà không thấy có dấu hiệu cải thiện thì nên ngừng thuốc và khám lại.
6. Chống chỉ định
Người có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Vết thương hở hoặc màng nhầy.
Người nhiễm trùng da do nhiễm vi khuẩn (lao da, giang mai,...), nấm (nhiễm Candida....), virus (giời leo, rộp da, thủy đậu, đậu mùa,...) và côn trùng (ghẻ ngứa, chấy rận....) (triệu chứng có thể xấu đi).
Viêm da quanh miệng, mụn nói chung và mụn trứng cá.
7. Tác dụng phụ
Các phản ứng bất lợi hiếm khi xảy ra; bao gồm sự đổi màu da, giảm sắc tố, nóng bừng, ban đỏ, rỉ dịch và ngứa.
Trong số gần 1000 bệnh nhân được điều trị tại chỗ các bệnh lý da với clotrimazol, khoảng 95% dung nạp tại chỗ tốt. Các phản ứng bất lợi được báo cáo gồm: Đau nhức, phồng rộp, bong tróc, phù, nổi mề đay và kích thích da. Việc điều trị với gentamicin có thể gây ra kích thích thoáng qua và thường không yêu cầu: Phải ngưng điều trị.
- Các phản ứng bất lợi tại chỗ đã được báo cáo với việc sử dụng corticosteroid tại chỗ (đặc biệt các vùng băng kín) như: Nóng bừng, ngứa, kích ứng, khô da, viêm nang lông, rậm lông, phát ban dạng mụn, giảm sắc tố, viêm da quanh miệng, viêm da tiếp xúc dị ứng, rộp đa, nhiễm trùng thứ cấp, teo da, ban hạt kê.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
- Với betamethason:
+ Paracetamol: Corticosteroid cảm ứng enzym gan, có thể tăng tạo thành một chất chuyển hóa có độc với gan.
+ Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Những thuốc này không làm bớt và có thể tăng các rối loạn tâm thần do corticosteroid gây ra, không được dùng những thuốc chống trầm cảm này đế điều trị những tác dụng không mong muốn nói trên.
+ Các thuốc chống đái tháo đường đường uống hoặc insulin: Tăng nồng độ glucose huyết nên cần phải điều chỉnh liều điều trị.
+ Glycosid digitalis: Tăng khả năng loạn nhịp tim hoặc độc tính của digitalis kèm với hạ kali huyết.
+ Phenobarbital, phenytoin, rifampicin hoặc ephedrin: Có thể tăng chuyển hóa của corticosteroid và làm giảm tác dụng điều trị của chúng.
+ Dùng đồng thời corticosteroid với các thuốc chống đông loại coumarin có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông.
+ Các thuốc chống viêm không steroid hoặc rượu phối hợp với glucocorticoid có thể làm tăng xuất hiện và mức độ trầm trọng của loét đường tiêu hóa. Corticosteroid có thể làm tăng nồng độ salicylat trong máu. Phải thận trọng khi phối hợp với aspirin trong trường hợp giảm prothrombin huyết.
+ Khi dùng betamethason có thể làm tăng nồng độ hoặc tác dụng của các thuốc ức chế cholinesterase, amphotericin B, cyclosporin, lợi tiểu quai, natalizumab, lợi tiểu nhóm thiazid.
Ngược lại, một số loại thuốc khi dùng chung sẽ tăng nồng độ hoặc tác dụng của betamethason như: Các thuốc chống nấm thuộc dẫn xuất azol, các thuốc chẹn kênh calci, kháng sinh nhóm quinolon, macrolid, trastuzumab, estrogen.
- Với clotrimazol: Chưa có thông báo về tác dụng hiệp đồng hay đối kháng giữa clotrimazol và nystatin, amphotericin B hay flucytosin với các loài Candida albicans.
- Với gentamicin: Chưa tìm thấy tương tác thuốc của gentamicin khi dùng đường bôi ngoài da trong các tài liệu khoa học. Tuy nhiên, thuốc có thể hấp thụ toàn thân sau khi sử dụng tại chỗ trên vùng da bị trọt mất lớp da, bị bỏng, vết thương và các hốc của cơ thể trừ bàng quang và khớp, do đó có thể gây ra tương tác thuốc hệ thống như:
+ Tăng tác dụng của abobotulinumtoxin A, các dẫn xuất của bisphosphonate, carboplatin, colistimethate, cyclosporin, galium nitrat, onabotulinumtoxinA, rimabotulinnum toxin B.
+ Ức chế hoạt tính của a - galactosidase, vì vậy tương tác với agalsidase alpha và agalsidase beta, vắc xin BCG, kali nitrat, vắc xin thương hàn.
+ Giảm calci huyết có thể xảy ra ở người bệnh điều trị với aminoglycosid và bisphosphonate.
+ Giảm thải trừ qua thận của zalcitabine.
+ Tăng nguy cơ độc thận hoặc thính giác khi phối hợp với các thuốc gây độc thận (như các aminoglycosid khác, vancomycin, một số thuốc thuộc họ cephalosporin) hoặc gây độc thính giác (như acid ethacrynic,...). Nguy cơ này cũng tăng lên khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh cơ.
+ Việc sử dụng chung với các thuốc chống nôn như dimenhydrinat có thể che lấp những triệu chứng đầu tiên của nhiễm độc tiền đình.
9. Thận trọng khi sử dụng
- Corticoid dùng tại chỗ hấp thụ toàn thân có thể gây ức chế vùng dưới đồi - tuyến yên - thượng thận (HPA) có hồi phục, hội chứng Cushing, tăng đường huyết, tiểu đường và loãng xương ở một số bệnh nhân. Ở một số người dùng corticoid ngoài da thoa với diện tích rộng hoặc trong tình trạng băng kín, sự ức chế trục vùng dưới đồi - tuyến yên - thượng thận phải được kiểm tra thường xuyên qua nồng độ cortisol trong máu, cortisol tự do trong nước tiểu hoặc thử nghiệm sự kích thích ACTH.
- Nên tránh để dùng điều trị lâu dài, đặc biệt là băng kín vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ giống như dùng corticoid đường uống.
- Sử dụng đồng thời với kháng sinh aminoglycosid toàn thân có thể gây độc từ việc tích lũy thuốc kháng sinh. Trừ những trường hợp đặc biệt, tránh dùng liên tục trong dài ngày và trong tình trạng băng kín. Đặc biệt lưu ý những thông tin trên đối với trẻ sơ sinh và trẻ em. Không dùng để điều trị nhiễm nấm toàn thân, nếu có kích ứng hoặc mẫn cảm, phải ngừng thuốc và điều trị thích hợp, phải điều trị thuốc đủ thời gian theo chỉ định mặc dù các triệu chứng có thuyên giảm, báo với thầy thuốc nếu có biểu hiện tăng kích ứng ở vùng bôi thuốc (đỏ, ngứa, bỏng, mụn nước, sưng), dấu hiệu của sự quá mẫn. Tránh các nguồn gây nhiễm khuẩn hoặc tái nhiễm.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Có xảy ra dị tật ở thú vật khi dùng tại chỗ thuốc này. Tính an toàn của thuốc cho phụ nữ mang thai chưa được thiết lập, vì vậy không nên dùng cho phụ phụ nữ mang thai hoặc người có khả năng có thai.
Thời kỳ cho con bú: Chưa có báo cáo corticoid dùng ngoài da có vào sữa mẹ hay không, nhưng corticoid đường uống có vào sữa mẹ. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang cho con. Nếu cần thiết, ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.
11. Ảnh hưởng của thuốc Bisilkon lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Bisilkon không ảnh hưởng khi lái xe và vận hành máy móc.
12. Quá liều
Cần đến các cơ sở y tế để điều trị. Khi đi, nhớ mang theo thuốc đang sử dụng.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Bisilkon ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Bisilkon quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Bisilkon ở đâu?
Hiện nay, Bisilkon là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Bisilkon trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”