Solezol được chỉ định điều trị ức chế tiết acid dịch vị, trào ngược dạ dày, loét dạ dày.
1. Thuốc Solezol là thuốc gì?
Thuốc Solezol có hoạt chất là esomeprazol thuộc nhóm ức chế tiết acid dịch vị bằng 1 cơ chế chuyên biệt ở tế bào đích. Thuốc được ức chế đặc hiệu bơm acid ở tế bào thành.
2. Thành phần thuốc Solezol
Thành phần hoạt chất: Esomeprazol
3. Dạng bào chế Solezol
Hộp 1 lọ bột pha tiêm
4. Chỉ định Solezol
Solezol được chỉ định điều trị kháng tiết dịch vị khi liệu pháp đường uống không thích hợp, như:
- Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) trên bệnh nhân viêm thực quản và/hoặc có triệu chứng trào ngược nặng.
- Điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc NSAID.
- Dự phòng loét dạ dày và tá tràng do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
ở bệnh nhân có nguy cơ.
- Phòng ngừa tái xuất huyết sau khi điều trị nội soi xuất huyết cấp tính do loét dạ dày hay loét tá tràng.
Trẻ em và trẻ vị thành niên từ 1-18 tuổi:
Điều trị kháng tiết dịch vị khi liệu pháp đường uống không thích hợp, ví dụ:
Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) ở bệnh nhân bị viêm xước thực quản do trào ngược và/hoặc các triệu chứng trào ngược nặng.
5. Liều dùng Solezol
Solezol được chỉ định điều trị kháng tiết dịch vị khi liệu pháp đường uống không thích hợp
Bệnh nhân không thể dùng thuốc qua đường uống có thể điều trị bằng dạng tiêm với liều
20-40mg, 1 lần/ngày. Bệnh nhân bị viêm thực quản trào ngược nên được điều trị với liều
40mg, 1 lần/ngày. Để điều trị triệu chứng bệnh trào ngược, bệnh nhân nên được dùng liều 20mg, 1 lần/ngày. Liều thông thường để điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc
NSAID là 20mg, 1 lần/ngày. Liều dùng dự phòng loét dạ dày và tá tràng do sử dụng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ là 20mg, 1 lần/ngày. Thời gian điều trị qua đường tĩnh mạch thường ngắn và nên chuyển sang dùng thuốc đường uống ngay khi có thể được.
Phòng ngừa tái xuất huyết do loét dạ dày hay loét tá tràng
Sau khi điều trị bằng nội soi xuất huyết cấp tính do loét dạ dày hay loét tá tràng nên truyền liều cao 80mg trong khoảng 30 phút, tiếp theo truyền tĩnh mạch liên tục 8mg/giờ trong 3 ngày (72 giờ). Sau giai đoạn điều trị bằng đường truyền tĩnh mạch, bệnh nhân nên được tiếp tục điều trị kháng tiết acid bằng dạng uống.
6. Chống chỉ định Solezol
Tiền sử quá mẫn với hoạt chất chính esomeprazole hoặc với các chất khác thuộc phân nhóm benzimidazol hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc này.
• Không nên sử dụng esomeprazole đồng thời với nelfinavir
7. Tác dụng phụ Solezol
Các tác dụng không mong muốn do thuốc sau đây đã được ghi nhận hay nghi ngờ trong các chương trình nghiên cứu lâm sàng của esomeprazole dạng uống và tiêm tĩnh mạch và theo dõi sau khi lưu hành thuốc dạng uống.
Các phản ứng này được xếp theo tần suất xảy ra: Rất thường gặp (< 1/10), thường gặp ≥ 1/100 đến <≤ 1/10); ít gặp (≤ 1/1000 đến < 1/100); Hiếm gặp (≥ 1/10.000 đến < 1/1000);
rất hiếm gặp (< 1/10.000), chưa biết (không thể dự đoán được từ các dữ liệu đang có).
+ Rối loạn máu và hệ bạch huyết
Hiếm gặp: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Rất hiếm gặp: Mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu.
+ Rối loạn hệ miễn dịch
Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn như là sốt, phù mạch, phản ứng/sốc phân vệ.
+ Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
Ít gặp: Phù ngoại biên.
Hiếm gặp: Giảm natri máu.
Chưa biết: Giảm magie huyết (xem "Thận trọng khi dùng thuốc*): Giảm magie huyết nghiêm trọng có thể liên quan với giảm calci huyết. Giảm magnesi huyết cũng có thể dẫn đến giảm kali huyết.
+ Rối loạn tâm thần
Rất hiểm: Nóng nảy, ảo giác.
+ Rối loạn hệ thần kinh
Thường gặp: Nhức đầu.
Ít gặp: Choáng váng, dị cảm, ngủ gà.
Hiếm gặp: Rối loạn vị giác.
+ Rối loạn mắt
Hiếm gặp: Nhìn mờ.
+ Rối loạn tai và mê đạo
Ít gặp: Chóng mặt.
+ Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất
Hiếm gặp: Co thắt phế quản.
+ Rối loạn tiêu hóa
Thường gặp: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn/nôn.
Ít gặp: Khô miệng.
Hiếm gặp: Viêm miệng, nhiễm Candida đường tiêu hóa.
Chưa biết: Viêm đại tràng vi thể.
Ít gặp: Chóng mặt.
+ Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất
Hiếm gặp: Co thắt phế quản.
+ Rối loạn tiêu hóa
Thường gặp: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn/nôn.
Ít gặp: Khô miệng.
Hiếm gặp: Viêm miệng, nhiễm Candida đường tiêu hóa.
Chưa biết: Viêm đại tràng vi thể.
+ Rối loạn gan mật
Ít gặp: Tăng men gan.
Hiếm gặp: Viêm gan có hoặc không vàng da.
Rất hiếm: Suy gan, bệnh não ở bệnh nhân đã có bệnh gan.
+ Rối loạn đa và mô dưới da
Thường gặp: Phản ứng tại chỗ tiêm/tiêm truyền"
Ít gặp: Viêm da, ngứa, nổi mẩn, mề đay.
Hiếm gặp: Hói đầu, nhạy cảm với ánh sáng.
Rất hiếm: Hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì gây độc (TEN).
+ Rối loạn cơ xương và mô liên kết
Ít gặp: Gãy xương hông, xương cổ tay và cột sống
Hiếm gặp: Đau khớp, đau cơ.
Rất hiếm: Yếu cơ.
+ Rối loạn thận và tiết niệu
Rất hiếm: Viêm thận kẽ; đã có báo cáo về suy thận đi kèm trên một số bệnh nhân.
+ Rối loạn hệ sinh sản và tuyển vú
Rất hiếm: Nữ hóa tuyến vú.
+ Các rối loạn tổng quát và tại chỗ
Hiếm gặp: Khó ở, tăng tiết mồ hôi.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Tình trạng giảm độ acid dạ dày khi điều trị bằng esomeprazole và các PP1 khác có thể làm tăng hay giảm sự hấp thu của các thuốc hấp thu phụ thuộc pH dịch vị. Giống như các thuốc làm giảm độ pH dịch vị khác, sự hấp thu của các thuốc như ketoconazol, itraconazol và erlotinib có thể giảm và sự hấp thu của digoxin có thể tăng lên trong khi điều trị với esomeprazole. Dùng đồng thời omeprazol (20mg/ngày) và digoxin ở các đối tượng khỏe mạnh làm tăng sinh khả dụng của digoxin khoảng 10% (lên đến 30% ở 2 trên 10 đối tượng nghiên cứu). Hiếm có các báo cáo về độc tính của digoxin. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng esomeprazole liều cao ở người cao tuổi. Cần tăng cường theo dõi việc điều trị bằng digoxin.
Đã có báo cáo rằng omeprazole tương tác với một số chất ức chế men protease. Chưa rõ tầm quan trọng về lâm sàng và cơ chế tác động của các tương tác đã được ghi nhận. Tăng độ pH dạ dày trong quá trình điều trị với omeprazole có thể dẫn đến thay đổi sự hấp thu của chất ức chế men protease. Cơ chế tương tác khác có thể xảy ra là thông qua chất ức chế enzym CYP2C19. Đối với atazanavir và nelfinavir, giảm nồng độ thuốc trong huyết thanh đã được ghi nhận khi dùng chung với omeprazole, do đó không khuyến cáo dùng đồng thời các thuốc này.
Ở người tình nguyện khỏe mạnh, sử dụng đồng thời omeprazole (40mg, 1 lần/ngày) và atazanavir 300mg/ritonavir 100mg làm giảm đáng kê nông độ và thời gian tiếp xúc atazanavir (giảm AUC, Cmax và Chin khoảng 75%). Tăng liều atazanavir đến 400 mg đã không bù trừ tác động của omeprazol trên nồng độ và thời gian tiếp xúc atazanavir.
Dùng phối hợp omeprazole (20mg, 1 lần/ngày) với atazanavir 400mg/ritonavir 100mg ở người tình nguyện khỏe mạnh làm giảm khoảng 30% nồng độ và thời gian tiếp xúc atazanavir khi so sánh với nồng độ và thời gian tiếp xúc. Thuốc chuyển hóa qua men CYP2C19
Esomeprazole ức chế CYP2C19, men chính chuyển hóa esomeprazole. Do vậy, khi esomeprazole được dùng chung với các thuốc chuyển hóa qua CYP2C19 như diazepam, citalopram, imipramin, clomipramin, phenytoin..., nồng độ các thuốc này trong huyết tương có thể tăng và cần giảm liều dùng. Dùng đồng thời với esomeprazole 30mg dạng uống làm giảm 45% độ thanh thải diazepam (một cơ chất của CYP2C19). Khi dùng đồng thời với esomeprazole 40mg dạng uống và phenytoin làm tăng 13% nồng độ đáy (trough plasma level) của phenytoin trong huyết tương ở bệnh nhân động kinh. Nên theo dõi nồng độ phenytoin trong huyết tương khi bắt đầu hay ngưng điều trị với esomeprazole.
Omeprazole (40mg, 1 lần/ngày) làm tăng Cmax và AUC của voriconazole (một cơ chất của CYP2C19) lên tương ứng là 15% và 41%.
Khi dùng đồng thời 40mg esomeprazole dạng uống ở người đang điều trị bằng warfarin trong một thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy thời gian đông máu ở trong khoảng có thể chấp nhận. Tuy vậy, sau khi đưa thuốc ra thị trường đã ghi nhận có một số rất hiếm trường hợp tăng INR đáng kê trên lâm sàng khi điều trị đồng thời hai thuốc trên. Nên theo dõi bệnh nhân khi bắt đầu và khi chấm dứt điều trị đồng thời esomeprazole trong quá trình điều trị với warfarin hoặc những dẫn xuất khác của coumarin.
Omeprazole cũng như esomeprazole tác dụng như các chất ức chế CYP2C19. Trong một nghiên cứu chéo, omeprazole dùng với liều 40mg trên đối tượng khỏe mạnh đã làm tăng 18% Cmax và 26% AUC của cilostazol và làm tăng tương ứng 29% Cmax và 69% AUC của một trong các chất chuyển hóa có hoạt tính.
9. Thận trọng khi sử dụng Solezol
Khi có sự hiện diện của các triệu chứng cảnh giác (như: sụt cân đáng kể không chủ đích, nôn mửa tái phát, khó nuốt, nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu đen) và khi có hay nghi ngờ bị loét dạ dày, nên loại trừ khả năng ác tính vì việc điều trị bằng SOLEZOL có thể làm giảm triệu chứng và chậm trễ việc chẩn đoán.
Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do Salmonella và Campylobacter. Không khuyến cáo dùng đồng thời esomeprazol với atazanavir. Nếu sự phối hợp atazanavir với thuốc ức chế bơm proton là không thể tránh khỏi, cần theo dõi chặt chẽ trên lâm sàng khi tăng liều atazanavir đến 400mg kết hợp với 100mg
ritonavir; không nên sử dụng quá 20mg esomeprazole. Esomeprazole, cũng như các thuốc kháng tiết acid khác, có thể làm giảm hấp thu vitamin B12 (cyanocobalamin) do giảm độ acid dịch vị. Điều này nên được cân nhắc ở những bệnh nhân có giảm dự trữ hoặc có nguy cơ giảm hấp thu vitamin B12 khi điều trị dài hạn. Esomeprazole là chất ức chế CYP2C19. Khi bắt đầu hay kết thúc điều trị với esomeprazole, cần xem xét nguy cơ tương tác thuốc với các thuốc chuyển hóa qua CYP2C19. Đã ghi nhận tương tác giữa clopidogrel và esomeprazole (xem mục "Tương tác"). Mối tương quan lâm sàng của tương tác này là không chắc chắn. Như là một biện pháp thận trọng, không khuyến khích dùng đồng thời esomeprazole và clopidogrel.
Đã có các báo cáo về hạ magnesi huyết nghiêm trọng ở các bệnh nhân được điều trị với các thuốc ức chế bơm proton (PPI) như esomeprazole trong ít nhất 3 tháng, và trong hầu hết các trường hợp sử dụng PPI trong 1 năm. Các triệu chứng nghiêm trọng của hạ magnesi huyết như mệt mỏi, co cứng cơ, mê sảng, co giật, choáng váng và loạn nhịp thất có thể xảy ra, nhưng có thể khởi phát âm thầm và không được lưu tâm. Ở đa số các bệnh nhân, tình trạng hạ magnesi huyết được cải thiện sau khi sử dụng liệu pháp magnesi thay thế và ngừng sử dụng PPI. Đối với những bệnh nhân phải điều trị kéo dài với PPI hoặc bệnh nhân phải sử dụng PP1 cùng với digoxin hoặc các thuốc khác có thể gây hạ magnesi huyết (ví dụ như các thuốc lợi tiểu), các chuyên viên y tế nên cân nhắc đo nồng độ magie máu trước khi bắt đầu điều trị với PPI và kiểm tra định kỳ trong quá trình điều trị.
Các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt khi dùng liều cao và trong thời gian dài (> 1 năm), có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương hông, xương cổ tay và cột sống, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi hoặc khi có sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ đã biết khác. Các nghiên cứu quan sát cho thấy rằng các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng tổng thể nguy cơ gãy xương khoảng 10-40%. Một phần trong mức tăng này có thể do các yếu tố nguy cơ
Khác. Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cần được chăm sóc theo các hướng dẫn lâm sàng hiện hành và nên được dùng đủ lượng vitamin D và calci cần thiết.
Tương tác với các xét nghiệm:
Sự tăng nồng độ Chromogranin A (CgA) có thể can thiệp vào việc dò tìm các khối u thần kinh nội tiết. Nhằm tránh sự can thiệp này, nên ngừng điều trị bằng esomeprazole ít nhất năm ngày trước khi định lượng CgA (xem mục Dược động học).
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Nên thận trọng khi sử dụng thuốc Solezol cho phụ nữ mang thai.
Người ta chưa biết rằng esomeprazole có tiết ra sữa mẹ hay không. Nghiên cứu trên phụ nữ cho con bú chưa được thực hiện. Vì vậy, không nên dùng SOLEZOL trong khi cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Solezol lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Solezol không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy.
12. Quá liều Solezol
Cho đến nay có rất ít kinh nghiệm về việc dùng quá liều có chủ đích. Các triệu chứng được mô tả có liên quan đến việc dùng liều uống 280mg là các triệu chứng trên đường tiêu hóa và tình trạng yếu ớt. Các liều đơn esomeprazole dạng uống 80mg và dạng dùng tĩnh mạch 308mg esomeprazole trong suốt 24 giờ không gây tác dụng không mong muốn. Chưa có chất giải độc đặc hiệu. Esomeprazole gắn kết mạnh với protein huyết tương và vì vậy không dễ dàng thẩm phân được. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp hỗ trợ tổng quát.
13. Bảo quản Solezol
Bảo quản thuốc Solezol ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Solezol quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Solezol ở đâu?
Hiện nay, Solezol là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán Solezol
Giá bán thuốc Solezol trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”