Durogesic 25µg/h được chỉ định điều trị đau mạn tính nặng ở người lớn đòi hỏi sử dụng opioid kéo dài liên tục.
1. Thuốc Durogesic 25µg/h là thuốc gì?
Fentanyl là thuốc giảm đau nhóm opioid, tác động chủ yếu lên thụ thể μ của opioid. Tác dụng điều trị chính là giảm đau và gây ngủ.
2. Thành phần thuốc Durogesic 25µg/h
Mỗi miếng dán Durogesic 25 chứa:
Fentanyl …………….. 4,2 mg.
Tốc độ phóng thích thuốc khoảng 25 mcg/giờ; diện tích bề mặt hoạt động là 10,5 cm²
3. Dạng bào chế
Miếng dán phóng thích qua da Durogesic là miếng dán phóng thích qua da màu trắng mờ, hình chữ nhật với góc bo tròn, tên sản phẩm, hàm lượng và đường viền được in màu đỏ
4. Chỉ định
Người lớn
Durogesic được chỉ định điều trị đau mạn tính nặng đòi hỏi sử dụng opioid kéo dài liên tục.
Trẻ em
Điều trị lâu dài đau mạn tính nặng ở trẻ em từ 2 tuổi đang sử dụng liệu pháp opioid.
5. Liều dùng và cách dùng
Liều dùng
Nên điều chỉnh liều Durogesic theo từng cá thể dựa trên tình trạng của bệnh nhân và đánh giá định kỳ sau khi dán thuốc. Nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả. Các miếng dán được thiết kế để phóng thích fentanyl khoảng 12, 25 và 50 mcg/giờ vào hệ tuần hoàn, tương ứng với khoảng 0,3; 0,6 và 1,2 mg mỗi ngày.
Chọn liều khởi đầu
Liều khởi đầu thích hợp của Durogesic nên dựa vào liều sử dụng opioid hiện tại của bệnh nhân. Khuyến cáo sử dụng Durogesic trên bệnh nhân đã biết có dung nạp opioid. Các yếu tố khác cần được xem xét là tổng trạng và tình trạng bệnh hiện tại của bệnh nhân, bao gồm tầm vóc cơ thể, tuổi tác, và mức độ suy nhược cơ thể cũng như mức độ dung nạp opioid.
Người lớn
Bệnh nhân dung nạp opioid
Đối với bệnh nhân dung nạp opioid, chuyển đổi từ opioid dạng uống hoặc dạng tiêm sang Durogesic, xin tham khảo Bảng chuyển đổi hiệu lực giảm đau tương đương dưới đây. Sau đó, nếu cần thiết có thể điều chỉnh liều lên hoặc xuống, với mức độ thay đổi liều mỗi lần là 12 hoặc 25 mcg/giờ để đạt được liều Durogesic thấp nhất thích hợp, tùy theo đáp ứng của bệnh nhân và yêu cầu bổ sung các thuốc giảm đau khác.
Bệnh nhân chưa từng dùng opioid
Nói chung, không khuyến cáo sử dụng đường dùng phóng thích qua da cho bệnh nhân chưa từng dùng opioid. Nên xem xét các đường dùng thay thế khác (đường uống, đường tiêm). Để tránh quá liều, nên cho bệnh nhân chưa từng dùng opioid dùng opioid dạng phóng thích tức thì liều thấp (như morphine, hydromorphone, oxycodone, tramadol và codeine) sau đó chỉnh liều cho đến khi đạt liều giảm đau tương đương với Durogesic tốc độ phóng thích thuốc 12 mcg/giờ hoặc 25 mcg/giờ. Bệnh nhân sau đó có thể chuyển sang dùng miếng dán Durogesic.
Trong trường hợp không thể khởi đầu điều trị với opioid dạng uống và Durogesic được xem là lựa chọn điều trị thích hợp duy nhất cho bệnh nhân chưa từng dùng opioid, nên xem xét chỉ dùng liều khởi đầu thấp nhất (nghĩa là 12 mcg/giờ). Trong trường hợp đó, phải giám sát bệnh nhân chặt chẽ. Giảm thông khí mức độ nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng có khả năng xảy ra ngay cả khi khởi đầu điều trị bằng Durogesic liều thấp nhất ở bệnh nhân chưa từng dùng opioid (xem Cảnh báo và thận trọng và Quá liều).
Chuyển đổi hiệu lực giảm đau tương đương
Ở bệnh nhân hiện đang dùng thuốc giảm đau nhóm opioid, nên dùng liều khởi đầu Durogesic dựa trên liều hàng ngày của opioid trước đó. Để tính liều khởi đầu Durogesic thích hợp, hãy tuân theo các bước dưới đây.
1. Tính liều 24 giờ (mg/ngày) của opioid đang sử dụng.
2. Chuyển đổi liều này sang liều giảm đau tương đương morphin uống 24 giờ bằng cách dùng các hệ số nhân trong Bảng 1 cho đường dùng thích hợp.
3. Để suy ra liều Durogesic tương ứng với liều giảm đau tương đương morphin đã tính trong 24 giờ, sử dụng Bảng 2 hoặc Bảng 3 về chuyển đổi liều lượng như sau:
a. Bảng 2 dành cho bệnh nhân người lớn có nhu cầu dùng luân chuyển opioid hoặc bệnh nhân ít ổn định trên lâm sàng (tỷ lệ chuyển đổi morphine uống sang miếng dán phóng thích qua da fentanyl tương đương khoảng 150:1).
b. Bảng 3 dành cho bệnh nhân người lớn dùng phác đồ opioid, ổn định, và dung nạp tốt (tỷ lệ chuyển đổi morphine uống sang miếng dán phóng thích qua da fentanyl tương đương khoảng 100:1).
- xem Bảng 1, 2 và 3.
Không thể đánh giá sơ bộ về hiệu quả giảm đau tối đa của Durogesic khi miếng dán được dùng chưa đến 24 giờ. Sự chậm trễ này do nồng độ fentanyl huyết thanh tăng dần trong 24 giờ sau khi dán miếng dán đầu tiên.
Do đó, sau khi dán liều khởi đầu, nên giảm từ từ trị liệu giảm đau trước đó cho đến khi đạt được hiệu quả giảm đau của Durogesic.
Chỉnh liều và điều trị duy trì
Nên thay miếng dán Durogesic mỗi 72 giờ.
Nên chỉnh liều theo từng cá thể dựa trên liều dùng trung bình hàng ngày của thuốc giảm đau bổ sung, cho đến khi đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả giảm đau và khả năng dung nạp thuốc. Thường chỉnh liều với mức tăng 12 mcg/giờ hoặc 25 mcg/giờ, mặc dù vẫn phải tính đến nhu cầu dùng các thuốc giảm đau bổ sung (morphine uống 45/90 mg/ngày ≈ Durogesic 12/25 mcg/giờ) và tình trạng đau của bệnh nhân. Sau khi tăng liều, có thể sau 6 ngày bệnh nhân mới đạt được tình trạng ổn định ở mức liều mới. Do đó sau khi tăng liều, bệnh nhân phải dùng miếng dán liều cao hơn qua 2 lần dán cách nhau 72 giờ trước khi tăng liều dùng.
Có thể dùng nhiều miếng dán Durogesic để đạt liều cao hơn 100 mcg/giờ. Bệnh nhân có thể cần liều bổ sung định kỳ thuốc giảm đau tác dụng ngắn cho cơn đau “đột xuất”. Một số bệnh nhân có thể cần opioid với đường dùng bổ sung hoặc thay thế khi liều Durogesic vượt quá 300 mcg/giờ.
Nếu không đủ giảm đau trong lúc chỉ dùng miếng dán đầu tiên, có thể thay thế miếng dán Durogesic này sau 48 giờ bằng một miếng dán cùng liều hoặc liều có thể tăng lên sau 72 giờ.
Nếu cần thay thế miếng dán (ví dụ, rơi miếng dán ra) trước 72 giờ, nên dán một miếng mới có cùng hàm lượng lên một vùng da khác. Điều này có thể làm tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh và cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.
Ngừng dùng Durogesic
Nếu cần ngừng dùng Durogesic, thay thế bằng opioid khác phải từ từ, bắt đầu với liều thấp và tăng chậm. Điều này là do nồng độ fentanyl giảm dần dần sau khi gỡ bỏ miếng dán Durogesic. Nồng độ fentanyl trong huyết thanh có thể giảm 50% sau 20 giờ hoặc lâu hơn. Nói chung, nên ngừng từ từ thuốc giảm đau nhóm opioid để tránh các triệu chứng cai thuốc (xem Tác dụng không mong muốn).
Các triệu chứng cai thuốc opioid có thể xảy ra ở một số bệnh nhân sau khi chuyển đổi thuốc hoặc sau khi chỉnh liều thuốc.
Chỉ nên dùng các Bảng 1, 2, và 3 để chuyển đổi opioid khác sang Durogesic và không phải từ Durogesic chuyển sang trị liệu khác để tránh ước tính quá cao liều thuốc giảm đau mới và khả năng gây quá liều.
Đối tượng đặc biệt
Bệnh nhân cao tuổi
Nên theo dõi cẩn thận bệnh nhân cao tuổi và liều dùng phải được cá thể hóa dựa trên tình trạng bệnh nhân (xem Cảnh báo và thận trọng và Dược động học).
Ở bệnh nhân cao tuổi chưa từng sử dụng opioid, chỉ nên xem xét điều trị nếu lợi ích vượt trội nguy cơ. Trong những trường hợp này, chỉ nên dùng liều Durogesic 12 mcg/giờ để khởi đầu điều trị.
Suy thận và suy gan
Bệnh nhân suy thận hoặc suy gan cần được theo dõi cẩn thận và liều phải được cá thể hóa dựa trên tình trạng bệnh nhân (xem Cảnh báo và thận trọng và Dược động học).
Ở bệnh nhân chưa từng dùng opioid có suy thận hoặc suy gan, chỉ nên xem xét điều trị nếu lợi ích vượt trội nguy cơ. Trong những trường hợp này, chỉ nên xem xét liều DUROGESIC 12 mcg/giờ để khởi đầu điều trị.
Trẻ em
Trẻ em ≥ 16 tuổi
Theo liều người lớn.
Trẻ em từ 2 đến 16 tuổi
Chỉ nên dùng Durogesic cho bệnh nhân nhi (từ 2 đến 16 tuổi) dung nạp được opioid và đang dùng liều tương đương tối thiểu 30 mg morphine uống mỗi ngày. Để chuyển đổi opioid dạng uống hoặc dạng tiêm sang Durogesic ở những bệnh nhân nhi này, tham khảo Chuyển đổi hiệu lực giảm đau tương đương (Bảng 1) và liều Durogesic được khuyến cáo dựa trên liều morphin uống hàng ngày (Bảng 4).
- xem Bảng 4.
Trong hai nghiên cứu trên trẻ em, liều miếng dán phóng thích qua da fentanyl cần dùng đã được tính toán thận trọng: từ 30mg đến 44 mg morphin đường uống mỗi ngày hoặc liều opioid tương đương được thay thế bằng một miếng dán Durogesic 12 mcg/giờ. Cần lưu ý rằng bảng quy đổi này cho trẻ em chỉ áp dụng để chuyển từ morphine uống (hoặc tương đương) sang miếng dán Durogesic. Bảng quy đổi không dùng để quy đổi từ Durogesic sang các loại opioid khác, vì quá liều có thể xảy ra sau đó.
Tác dụng giảm đau của các miếng dán Durogesic liều đầu tiên sẽ không được tối ưu trong vòng 24 giờ đầu. Do đó, trong 12 giờ đầu sau khi chuyển sang dùng Durogesic, bệnh nhân nên dùng liều thường dùng của các thuốc giảm đau trước đó. Trong 12 giờ tiếp theo, nên cung cấp các thuốc giảm đau này dựa theo nhu cầu trên lâm sàng.
Khuyến cáo giám sát bệnh nhân về các biến cố bất lợi, có thể bao gồm tình trạng giảm thông khí, ít nhất trong 48 giờ sau khi khởi đầu trị liệu Durogesic hoặc sau khi tăng liều (xem Cảnh báo và thận trọng).
Không dùng Durogesic cho trẻ em dưới 2 tuổi vì chưa xác lập được tính an toàn và hiệu quả của thuốc.
Chỉnh liều và duy trì liều ở trẻ em
Nên thay thế miếng dán Durogesic mỗi 72 giờ. Điều chỉnh liều theo từng cá thể cho đến khi đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả giảm đau và khả năng dung nạp. Không được tăng liều trong khoảng thời gian dưới 72 giờ. Nếu tác dụng giảm đau của Durogesic không đủ, nên bổ sung morphine hoặc một opioid tác dụng ngắn khác. Tùy vào các nhu cầu dùng thuốc giảm đau bổ sung và tình trạng đau của trẻ, có thể quyết định tăng liều. Nên chỉnh liều từng bước 12 mcg/giờ.
Cách dùng
Durogesic được dán lên da.
Nên dán Durogesic lên vùng da không bị kích ứng và không tiếp xúc với ánh sáng, bề mặt phẳng ở phần thân cơ thể hoặc cánh tay.
Ở trẻ nhỏ, phần lưng trên là vị trí ưu tiên để giảm thiểu khả năng trẻ gỡ miếng dán ra.
Nên cắt (không cạo) lông tại vùng dán trước khi dán (vùng không có lông sẽ thích hợp hơn). Nếu cần làm sạch vùng da trước khi dán Durogesic, nên rửa bằng nước sạch. Không nên sử dụng xà bông, dầu, dung dịch, hoặc bất kỳ chất nào khác có thể gây kích ứng hoặc làm thay đổi các đặc tính của da. Để da khô hoàn toàn trước khi đặt miếng dán. Phải kiểm tra các miếng dán trước khi sử dụng. Không được dùng miếng dán đã bị cắt, chia nhỏ, hoặc đã hư hỏng dưới bất kỳ hình thức nào.
Durogesic nên dán ngay sau khi bóc bao bì. Để lấy miếng dán ra khỏi túi bảo vệ niêm kín, tìm khía được cắt trước hình V (được biểu thị bởi một mũi tên trên nhãn miếng dán) dọc theo rìa túi. Gấp túi theo khía hình V này, sau đó cẩn thận xé túi. Tiếp tục mở túi cả hai mặt cùng lúc bằng cách mở gập mép túi giống như mở một quyển sách. Miếng lót áp vào miếng dán được tách ra. Gấp miếng dán ở giữa và tuần tự lột bỏ một nửa của miếng lót. Tránh chạm vào mặt dính của miếng dán. Ấn miếng dán lên da bằng cách dùng lòng bàn tay đè nhẹ trong khoảng 30 giây. Đảm bảo các rìa của miếng dán được dính chặt. Sau đó rửa tay bằng nước sạch.
Có thể mang miếng dán Durogesic liên tục trong 72 giờ. Miếng dán mới nên được dán ở một vùng da khác sau khi gỡ bỏ miếng dán trước đó. Phải chờ vài ngày sau mới dán một miếng dán mới lên cùng vùng da.
6. Chống chỉ định
Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược được liệt kê trong mục Mô tả.
Đau cấp tính hoặc đau sau phẫu thuật vì không có cơ hội để chỉnh liều trong thời gian sử dụng ngắn và vì có thể xảy ra tình trạng giảm thông khí nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.
Suy hô hấp nặng.
7. Tác dụng phụ
Tính an toàn của Durogesic trong điều trị đau mạn tính do hoặc không do ung thư đã được đánh giá trên 1.565 đối tượng người lớn và 289 đối tượng trẻ em tham gia vào 11 nghiên cứu lâm sàng (1 nghiên cứu mù đôi có đối chứng với giả dược, 7 nghiên cứu nhãn mở có đối chứng với thuốc khác, 3 nghiên cứu nhãn mở không có đối chứng). Các đối tượng này đã dùng ít nhất một liều Durogesic và đã cung cấp dữ liệu về tính an toàn. Dựa vào dữ liệu về tính an toàn tổng hợp từ những nghiên cứu lâm sàng này, các phản ứng bất lợi được báo cáo thường gặp nhất (nghĩa là tỷ lệ ≥ 10%) là: buồn nôn (35,7%), nôn (23,2%), táo bón (23,1%), buồn ngủ (15,0%), choáng váng (13,1%), và đau đầu (11,8%).
Bảng 5 sau đây liệt kê các phản ứng bất lợi được báo cáo khi dùng Durogesic trong những nghiên cứu lâm sàng này bao gồm các phản ứng bất lợi đã nêu trên, và từ kinh nghiệm sau khi lưu hành thuốc trên thị trường.
Các tần suất hiển thị được phân loại theo quy ước sau: rất thường gặp (≥ 1/10); thường gặp (≥ 1/100 đến < 1/10); ít gặp (≥ 1/1.000 đến < 1/100); hiếm gặp (≥ 1/10.000 đến < 1/1.000); rất hiếm gặp (< 1/10.000); chưa được biết (không thể ước tính từ dữ liệu lâm sàng có sẵn). Các phản ứng bất lợi được trình bày theo phân loại hệ thống cơ quan và theo thứ tự giảm dần mức độ nghiêm trọng trong mỗi loại tần suất.
- xem Bảng 5.
Trẻ em
Tính an toàn của Durogesic được đánh giá trên 289 đối tượng trẻ em (< 18 tuổi) trong 3 nghiên cứu lâm sàng về điều trị đau mạn tính hoặc đau liên tục có nguồn gốc ác tính hoặc không ác tính. Các đối tượng này đã dùng ít nhất một liều Durogesic và đã cung cấp dữ liệu tính an toàn.
Hồ sơ về tính an toàn ở trẻ em và thanh thiếu niên điều trị với Durogesic tương tự như ở người lớn. Không có nguy cơ nào khác ngoài dự kiến được phát hiện trong quần thể trẻ em khi dùng opioid để giảm đau trong các bệnh nặng và dường như không có bất kỳ nguy cơ đặc biệt ở trẻ em liên quan đến dùng Durogesic ở trẻ nhỏ từ 2 tuổi khi dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn.
Dựa vào dữ liệu tính an toàn tổng hợp từ 3 nghiên cứu lâm sàng trên các đối tượng trẻ em, các phản ứng bất lợi được báo cáo thường gặp nhất (nghĩa là tỷ lệ ≥ 10%) là nôn (33,9%), buồn nôn (23,5%), đau đầu (16,3%), táo bón (13,5%), tiêu chảy (12,8%), và ngứa (12,8%).
Có thể xuất hiện sự dung nạp, sự phụ thuộc về thể chất và về tinh thần khi dùng opioid lặp lại (xem Cảnh báo và thận trọng).
Có thể xảy ra các triệu chứng cai thuốc opioid (như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, lo âu và run) ở một số bệnh nhân sau khi chuyển từ thuốc giảm đau nhóm opioid trước đó sang Durogesic hoặc nếu ngừng trị liệu đột ngột (xem Liều lượng và cách dùng).
Hiếm có báo cáo về hội chứng cai thuốc xảy ra ở trẻ sơ sinh khi mẹ sử dụng Durogesic lâu dài trong thai kỳ (xem Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú).
Đã có báo cáo về các trường hợp hội chứng serotonin khi dùng fentanyl đồng thời với các thuốc có hoạt tính serotonergic mạnh (xem Cảnh báo và thận trọng và Tương tác).
Báo cáo các trường hợp nghi ngờ phản ứng bất lợi
Báo cáo các trường hợp nghi ngờ phản ứng bất lợi sau khi thuốc được cấp phép lưu hành là rất quan trọng. Điều này giúp tiếp tục giám sát cân bằng lợi ích/nguy cơ của thuốc. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần báo cáo bất kỳ trường hợp nghi ngờ phản ứng bất lợi thông qua hệ thống báo cáo quốc gia.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Các tương tác liên quan dược lực học
Các thuốc tác dụng lên trung ương/thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS) bao gồm rượu và thuốc giảm đau gây ngủ ức chế CNS
Sử dụng đồng thời Durogesic với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác (bao gồm benzodiazepine và thuốc an thần/thuốc ngủ khác, opioid, thuốc gây mê nói chung, phenothiazine, thuốc chống lo âu, thuốc kháng histamine gây ngủ, rượu và các thuốc giảm đau gây ngủ ức chế CNS) và các thuốc giãn cơ có thể gây tăng không tương xứng tác dụng ức chế CNS như suy hô hấp, hạ huyết áp, ngủ sâu, hôn mê hoặc tử vong. Do đó, cần chăm sóc đặc biệt và theo dõi bệnh nhân khi sử dụng bất kỳ các thuốc này cùng với Durogesic.
Các thuốc ức chế Monoamine Oxidase (MAOI)
Không khuyến cáo dùng DUROGESIC ở bệnh nhân cần dùng MAOI đồng thời. Đã có báo cáo về những tương tác nặng và không thể đoán trước với MAOI, bao gồm hiệp đồng các tác dụng của opioid hoặc hiệp đồng các tác dụng của serotonin. Do đó, không nên dùng Durogesic trong vòng 14 ngày sau khi ngừng điều trị MAOI.
Các thuốc làm tăng nồng độ serotonin (serotonergic)
Có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin, một tình trạng bệnh lý có khả năng đe dọa tính mạng, khi dùng fentanyl cùng với các thuốc serotonergic như thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu kép serotonin-norepinephrine (SNRI) hoặc thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI).
Sử dụng cùng với thuốc có tác dụng hỗn hợp chủ vận/đối kháng opioid
Không khuyến cáo dùng Durogesic cùng với buprenorphine, nalbuphine hoặc pentazocine. Các thuốc này có ái lực cao với các thụ thể opioid với hoạt tính nội tại tương đối thấp và do đó ngăn cản một phần tác dụng giảm đau của fentanyl và có thể gây các triệu chứng cai thuốc ở bệnh nhân phụ thuộc opioid (xem Cảnh báo và thận trọng).
Tương tác liên quan đến dược động học
Thuốc ức chế cytochrome P450 3A4 (CYP3A4)
Fentanyl, là một hoạt chất có độ thanh thải cao, được chuyển hóa nhanh và nhiều, chủ yếu bởi CYP3A4.
Dùng Durogesic cùng với các thuốc ức chế cytochrome P450 3A4 (CYP3A4) có thể dẫn đến tăng nồng độ fentanyl trong huyết tương, điều này có thể làm tăng hoặc kéo dài tác dụng điều trị và tác dụng bất lợi, và có thể gây suy hô hấp nghiêm trọng. Mức độ tương tác với các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 được dự kiến lớn hơn nhiều so với các thuốc ức chế yếu hoặc trung bình CYP3A4. Đã có các trường hợp báo cáo suy hô hấp nghiêm trọng sau khi dùng đồng thời các thuốc ức chế CYP3A4 với miếng dán phóng thích qua da fentanyl, trong đó có một trường hợp tử vong sau khi dùng chung với một thuốc ức chế trung bình CYP3A4. Không khuyến cáo sử dụng đồng thời các thuốc ức chế CYP3A4 với Durogesic, trừ khi bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ (xem Cảnh báo và thận trọng). Ví dụ về các hoạt chất có thể làm tăng nồng độ fentanyl bao gồm: amiodarone, cimetidine, clarithromycin, diltiazem, erythromycin, fluconazole, itraconazole, ketoconazole, nefazodone, ritonavir, verapamil và voriconazole (danh sách này không đầy đủ). Sau khi dùng các thuốc ức chế yếu, trung bình hoặc mạnh CYP3A4 cùng với fentanyl tiêm tĩnh mạch trong thời gian ngắn, độ thanh thải fentanyl thường giảm ≤ 25%, tuy nhiên với ritonavir (một thuốc ức chế mạnh CYP3A4), độ thanh thải fentanyl giảm trung bình 67%. Chưa biết rõ mức độ tương tác của các thuốc ức chế CYP3A4 với miếng dán phóng thích qua da fentanyl trong thời gian dài, nhưng tương tác này có thể lớn hơn so với tiêm tĩnh mạch trong thời gian ngắn.
Các thuốc cảm ứng cytochrome P450 3A4 (CYP3A4)
Sử dụng đồng thời miếng dán phóng thích qua da fentanyl với các thuốc cảm ứng CYP3A4 có thể làm giảm nồng độ fentanyl trong huyết tương và làm giảm tác dụng điều trị. Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời các thuốc cảm ứng CYP3A4 với Durogesic. Có thể phải tăng liều Durogesic hoặc chuyển sang dùng một hoạt chất giảm đau khác. Phải đảm đảm giảm liều fentanyl và theo dõi cẩn thận trong trường hợp dự kiến ngừng điều trị đồng thời với thuốc cảm ứng CYP3A4. Các tác dụng này của thuốc cảm ứng giảm dần và có thể dẫn đến tăng nồng độ fentanyl trong huyết tương, điều này làm tăng hoặc kéo dài tác dụng điều trị lẫn tác dụng bất lợi và có thể gây suy hô hấp nghiêm trọng. Phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ cho tới khi đạt được hiệu quả ổn định của thuốc. Ví dụ về hoạt chất có thể làm giảm nồng độ fentanyl trong huyết tương bao gồm: carbamazepine, phenobarbital, phenytoin và rifampicin (danh sách này không đầy đủ).
Trẻ em
Các nghiên cứu về tương tác chỉ được thực hiện ở người lớn.
9. Thận trọng khi sử dụng
Hướng dẫn hủy bỏ sản phẩm:
Các miếng dán đã sử dụng nên được gấp lại sao cho mặt dính của miếng dán tự dính vào nhau và sau đó hủy bỏ một cách an toàn. Bất kỳ sản phẩm không sử dụng hoặc chất thải phải được hủy bỏ theo quy định của địa phương.Phải giám sát bệnh nhân có các phản ứng bất lợi nghiêm trọng ít nhất trong 24 giờ hoặc lâu hơn sau khi gỡ bỏ miếng dán
Durogesic, dựa trên các triệu chứng lâm sàng định rõ, vì nồng độ fentanyl trong huyết thanh giảm dần và giảm khoảng 50% sau 20 đến 27 giờ.
Nên hướng dẫn bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân biết lượng hoạt chất chứa trong Durogesic có thể gây tử vong, đặc biệt ở trẻ em. Vì vậy, họ phải giữ tất cả các miếng dán tránh xa tầm nhìn và tầm tay trẻ em, cả trước khi và sau khi sử dụng.
Trường hợp chưa từng sử dụng hoặc không dung nạp opioid
Rất hiếm gặp các trường hợp suy hô hấp đáng kể và/hoặc tử vong khi Durogesic là trị liệu opioid đầu tiên được sử dụng cho bệnh nhân chưa từng dùng opioid, đặc biệt ở bệnh nhân đau không do ung thư. Nguy cơ giảm thông khí nghiêm trọng hoặc đe doạ tính mạng vẫn xảy ra ngay cả khi dùng Durogesic liều thấp nhất để khởi đầu trị liệu cho bệnh nhân chưa từng dùng opioid, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc bệnh nhân suy gan hoặc suy thận. Khả năng tiến triển dung nạp thuốc khác nhau nhiều giữa các cá thể. Khuyến cáo sử dụng Durogesic ở bệnh nhân đã biết có dung nạp opioid (xem Liều lượng và cách dùng).
Suy hô hấp
Một số bệnh nhân có thể bị suy hô hấp đáng kể khi dùng Durogesic; phải theo dõi bệnh nhân để phát hiện những tác dụng này. Suy hô hấp có thể vẫn kéo dài sau khi loại bỏ miếng dán Durogesic. Tỷ lệ suy hô hấp gia tăng khi tăng liều Durogesic (xem Quá liều).
Các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS), bao gồm rượu và thuốc giảm đau gây ngủ ức chế CNS
Dùng Durogesic cùng với các thuốc ức chế CNS, bao gồm rượu và các thuốc giảm đau gây ngủ ức chế CNS, có thể tăng các tác dụng không mong muốn của Durogesic; nên tránh sử dụng đồng thời (xem Tương tác). Nếu cần thiết dùng Durogesic với thuốc ức chế CNS trên lâm sàng, kê đơn liều thấp nhất và duy trì thời gian tối thiểu dùng hai thuốc, và theo dõi bệnh nhân chặt chẽ về dấu hiệu suy hô hấp và gây ngủ.
Bệnh phổi mạn tính
Durogesic có thể gây ra nhiều tác dụng bất lợi nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc các bệnh phổi khác. Ở những bệnh nhân này, opioid có thể làm giảm hoạt động kiểm soát hô hấp và tăng sức cản đường thở.
Sự phụ thuộc thuốc và khả năng lạm dụng thuốc
Sự dung nạp, sự phụ thuộc về thể chất và về tinh thần có thể xuất hiện khi dùng opioid lặp lại.
Fentanyl có thể bị lạm dụng theo phương thức tương tự như khi dùng các chất chủ vận opioid khác. Lạm dụng hoặc cố ý dùng sai Durogesic có thể dẫn đến quá liều và/hoặc tử vong. Bệnh nhân với tiền sử phụ thuộc thuốc/nghiện rượu có nhiều nguy cơ phụ thuộc và lạm dụng trị liệu opioid hơn. Bệnh nhân có nguy cơ gia tăng lạm dụng opioid vẫn có thể được điều trị thích hợp bằng các chế phẩm opioid phóng thích biến đổi; tuy nhiên, cần giám sát các dấu hiệu về dùng sai, lạm dụng, hoặc nghiện thuốc ở những bệnh nhân này.
Bệnh lý thần kinh trung ương bao gồm tăng áp lực nội sọ
Thận trọng khi dùng Durogesic cho bệnh nhân có thể nhạy cảm đặc biệt với các tác động nội sọ do tăng CO2 máu như người có biểu hiện tăng áp lực nội sọ, giảm ý thức, hoặc hôn mê. Nên dùng Durogesic cẩn thận ở bệnh nhân có u não.
Bệnh tim
Fentanyl có thể gây chậm nhịp tim và do đó sử dụng cẩn thận ở bệnh nhân có loạn nhịp tim chậm.
Hạ huyết áp
Opioid có thể gây hạ huyết áp, đặc biệt ở bệnh nhân có giảm thể tích máu cấp tính. Phải điều chỉnh tình trạng hạ huyết áp tiềm ẩn, hạ huyết áp có triệu chứng và/hoặc giảm thể tích máu trước khi khởi đầu điều trị với miếng dán phóng thích qua da fentanyl.
Suy gan
Fentanyl được chuyển hóa tại gan thành các chất chuyển hóa không có hoạt tính nên suy gan có thể làm chậm thải trừ thuốc. Nếu bệnh nhân suy gan dùng Durogesic, cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận về các dấu hiệu độc tính của fentanyl và giảm liều Durogesic nếu cần .
Suy thận
Dù giảm chức năng thận được cho không ảnh hưởng đến thải trừ fentanyl đến mức độ có liên quan trên lâm sàng, vẫn cần thận trọng vì chưa đánh giá dược động học fentanyl ở quần thể bệnh nhân này. Nếu bệnh nhân suy thận dùng Durogesic, theo dõi bệnh nhân cẩn thận về các dấu hiệu độc tính của fentanyl và giảm liều nếu cần. Áp dụng thêm các điều hạn chế ở bệnh nhân suy thận chưa từng điều trị với opioid (xem Liều lượng và cách dùng).
Sốt/sử dụng nguồn ngoại nhiệt
Nồng độ fentanyl có thể tăng nếu nhiệt độ da gia tăng (xem Dược động học). Do đó, nên theo dõi các tác dụng không mong muốn của opioid và điều chỉnh liều Durogesic nếu cần ở bệnh nhân bị sốt. Liều fentanyl từ hệ thống phóng thích có thể gia tăng theo nhiệt độ, dẫn đến khả năng quá liều và tử vong.
Nên khuyên tất cả bệnh nhân tránh để vùng da dán DUROGESIC tiếp xúc trực tiếp với các nguồn nhiệt bên ngoài như miếng đệm sưởi, chăn điện, nệm nước nóng, đèn sưởi hoặc đèn làm nâu da, tắm nắng, chai nước nóng, tắm nóng kéo dài, xông hơi khô và tắm spa xoáy nước nóng.
Hội chứng serotonin
Cần thận trọng khi dùng Durogesic cùng với các thuốc ảnh hưởng lên các hệ thống dẫn truyền thần kinh thông qua serotonin (serotonergic).
Sự xuất hiện hội chứng serotonin đe dọa tính mạng có thể xảy ra khi sử dụng các hoạt chất làm tăng nồng độ serotonin như các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) và các chất ức chế tái hấp thu kép serotonin - norepinephrine (SNRI) và với các hoạt chất làm giảm chuyển hóa serotonin (bao gồm các chất ức chế Monoamine Oxidase [MAOI]). Hội chứng này có thể xảy ra khi dùng liều khuyến cáo.
Hội chứng serotonin có thể bao gồm thay đổi trạng thái tâm thần (như kích động, ảo giác, hôn mê), rối loạn hệ thần kinh tự động (như nhịp tim nhanh, huyết áp không ổn định, tăng thân nhiệt), bất thường thần kinh cơ (như tăng phản xạ, rối loạn phối hợp vận động, co cứng), và/hoặc các triệu chứng tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, tiêu chảy).
Phải ngừng Durogesic nếu nghi ngờ có hội chứng serotonin.
Tương tác với các thuốc khác
Các thuốc ức chế CYP3A4
Sử dụng đồng thời Durogesic với thuốc ức chế cytochrome P450 3A4 (CYP3A4) có thể làm tăng nồng độ fentanyl trong huyết tương, từ đó có thể làm tăng hoặc kéo dài tác dụng điều trị lẫn tác dụng bất lợi và có thể gây suy hô hấp nghiêm trọng. Do đó, không khuyến cáo sử dụng Durogesic cùng với các thuốc ức chế CYP3A4 trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ gia tăng các tác dụng bất lợi. Thông thường, sau khi ngừng điều trị bằng thuốc ức chế CYP3A4, bệnh nhân nên chờ 2 ngày trước khi dùng miếng dán Durogesic đầu tiên. Tuy nhiên, giai đoạn chờ này có thể phải lâu hơn do thời gian ức chế của các thuốc khác nhau và một số thuốc ức chế CYP3A4 có thời gian bán thải kéo dài, như amiodarone, hoặc một số thuốc ức chế phụ thuộc thời gian sử dụng như erythromycin, idelalisib, nicardipine và ritonavir. Do đó, phải tham khảo thông tin sản phẩm của thuốc ức chế CYP3A4 để biết thời gian bán thải và thời gian kéo dài tác dụng ức chế trước khi dùng miếng dán Durogesic đầu tiên. Bệnh nhân đang điều trị với Durogesic nên đợi ít nhất 1 tuần sau khi gỡ bỏ miếng dán cuối cùng trước khi bắt đầu dùng thuốc ức chế CYP3A4. Nếu không thể tránh sử dụng đồng thời DUROGESIC với thuốc ức chế CYP3A4, phải bảo đảm giám sát chặt chẽ các dấu hiệu hoặc triệu chứng do tăng hoặc kéo dài tác dụng điều trị và tác dụng bất lợi của fentanyl (đặc biệt là suy hô hấp) và liều DUROGESIC phải giảm hoặc tạm ngừng nếu thật sự cần thiết (xem Tương tác).
Vô tình tiếp xúc do miếng dán dịch chuyển
Khi miếng dán fentanyl vô tình dính sang da của một người khác không dùng miếng dán (đặc biệt là trẻ em) do nằm chung giường hoặc tiếp xúc gần gũi với đối tượng đang dùng miếng dán, có thể xảy ra tình trạng quá liều opioid ở người không dùng miếng dán này. Nên khuyên bệnh nhân nếu xảy ra sự cố miếng dán dịch chuyển tình cờ như vậy, phải lập tức gỡ bỏ miếng dán khỏi da của người không dùng miếng dán (xem Quá liều).
Sử dụng ở bệnh nhân cao tuổi
Dữ liệu từ các nghiên cứu dùng fentanyl tiêm tĩnh mạch cho thấy bệnh nhân cao tuổi có thể giảm độ thanh thải, kéo dài thời gian bán thải, và nhạy cảm hơn với hoạt chất so với bệnh nhân trẻ tuổi. Nếu bệnh nhân cao tuổi dùng DUROGESIC, nên theo dõi bệnh nhân cẩn thận về các dấu hiệu độc tính của fentanyl và giảm liều nếu cần.
Đường tiêu hóa
Opioid làm tăng trương lực và làm giảm nhu động đẩy của cơ trơn đường tiêu hóa. Hậu quả kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa có thể là nguyên nhân gây tác dụng táo bón của fentanyl. Nên khuyên bệnh nhân các biện pháp phòng ngừa táo bón và xem xét sử dụng thuốc nhuận tràng để dự phòng. Cần thận trọng hơn khi dùng miếng dán cho bệnh nhân bị táo bón mạn tính. Ngừng dùng Durogesic nếu xuất hiện hoặc nghi ngờ bị tắc ruột do liệt ruột.
Bệnh nhân có bệnh nhược cơ
Có thể xảy ra các phản ứng rung giật cơ không phải động kinh. Cần thận trọng khi dùng thuốc này cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ.
Sử dụng đồng thời với thuốc có tác dụng hỗn hợp chủ vận/đối kháng opioid
Không khuyến cáo sử dụng cùng lúc với buprenorphine, nalbuphine hoặc pentazocine (xem Tương tác).
Trẻ em
Không dùng Durogesic cho bệnh nhân nhi chưa từng sử dụng opioid (xem Liều lượng và cách dùng). Có thể xảy ra giảm thông khí nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng bất kể liều dùng của miếng dán phóng thích qua da Durogesic.
Durogesic chưa được nghiên cứu trên trẻ dưới 2 tuổi. Chỉ nên dùng Durogesic cho trẻ từ 2 tuổi trở lên có dung nạp opioid (xem Liều lượng và cách dùng).
Để đề phòng trẻ vô tình nuốt miếng dán, hãy thận trọng khi chọn vị trí dán Durogesic (xem Liều lượng và cách dùng và Thận trọng) và theo dõi chặt chẽ độ bám dính của miếng dán.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Durogesic có thể làm giảm năng lực tinh thần và/hoặc thể chất cần để thực hiện các công việc có thể nguy hiểm như lái xe hoặc vận hành máy móc.
Thuốc này có thể làm giảm chức năng nhận thức và ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn của bệnh nhân. Khi kê đơn thuốc này, nên báo cho bệnh nhân biết rằng:
• Thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe
• Không được lái xe cho đến khi biết rõ thuốc ảnh hưởng đến bệnh nhân như thế nào
• Lái xe trong khi đang chịu sự tác động của thuốc là vi phạm luật lệ
• Tuy nhiên, sẽ không được xem là vi phạm luật lệ (được gọi là "bảo vệ theo luật") nếu:
+ Thuốc đã được kê đơn để điều trị một vấn đề về y tế hoặc nha khoa và
+ Thuốc được dùng theo hướng dẫn của bác sỹ kê đơn và hướng dẫn trong thông tin cung cấp cùng với thuốc và
+ Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn của bệnh nhân.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai
Không có dữ liệu đầy đủ về sử dụng Durogesic ở phụ nữ có thai. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy một số độc tính trên khả năng sinh sản (xem An toàn tiền lâm sàng). Chưa rõ nguy cơ tiềm ẩn đối với người, mặc dù nhận thấy fentanyl đã đi qua nhau thai khi dùng để gây mê đường tĩnh mạch ở phụ nữ có thai. Đã có báo cáo về hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh khi người mẹ dùng Durogesic lâu dài trong thai kỳ. Không nên dùng Durogesic trong lúc mang thai trừ khi thật sự cần thiết.
Không khuyến cáo dùng Durogesic trong giai đoạn sinh con vì thuốc này không được dùng để điều trị đau cấp tính hay đau sau phẫu thuật (xem Chống chỉ định). Hơn nữa, vì fentanyl đi qua nhau thai, sử dụng Durogesic trong khi sinh con có thể dẫn đến suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Phụ nữ cho con bú
Fentanyl được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây ngủ/suy hô hấp ở trẻ bú sữa mẹ. Do đó, nên ngừng cho con bú sữa mẹ trong thời gian điều trị với Durogesic và ít nhất trong 72 giờ sau khi gỡ bỏ miếng dán.
Khả năng sinh sản
Không có dữ liệu lâm sàng về ảnh hưởng của fentanyl lên khả năng sinh sản. Một số nghiên cứu trên chuột cống đã phát hiện giảm khả năng sinh sản và tăng tỷ lệ tử vong của phôi thai ở liều gây độc cho chuột mẹ.
11. Ảnh hưởng của thuốc Durogesic 25µg/h lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn của bệnh nhân.
12. Quá liều
Các triệu chứng và dấu hiệu
Các biểu hiện của quá liều fentanyl là gia tăng các tác dụng dược lý của thuốc, tác dụng nghiêm trọng nhất là suy hô hấp.
Điều trị
Để xử trí tác dụng suy hô hấp, các biện pháp đối phó tức thì bao gồm gỡ bỏ miếng dán Durogesic và đánh thức bệnh nhân bằng cách gọi hay lay bệnh nhân. Sau đó, có thể dùng một chất đối kháng opioid đặc hiệu như naloxone. Suy hô hấp sau khi dùng thuốc quá liều có thể kéo dài hơn thời gian tác dụng của thuốc đối kháng opioid. Nên lựa chọn cẩn thận khoảng cách giữa các liều thuốc đối kháng tiêm tĩnh mạch vì khả năng ngủ mê trở lại có thể xảy ra sau khi đã gỡ bỏ miếng dán; có thể cần lặp lại liều naloxone hoặc truyền tĩnh mạch liên tục naloxone. Đối kháng tác dụng giảm đau gây ngủ có thể gây khởi phát cơn đau cấp tính và giải phóng các catecholamine.
Nếu tình trạng lâm sàng yêu cầu, phải thiết lập và duy trì một đường thở thông thoáng, có thể đặt ống thở đường mũi miệng hoặc ống nội khí quản, và nên cung cấp oxy và hỗ trợ hô hấp hoặc kiểm soát hô hấp, khi thích hợp. Cần duy trì thân nhiệt và cung cấp dịch đầy đủ.
Nếu hạ huyết áp nặng hoặc dai dẳng, nên lưu ý đến giảm thể tích máu và điều trị tình trạng này bằng cách truyền dịch thích hợp.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Durogesic 25µg/h ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Durogesic 25µg/h quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Durogesic 25µg/h ở đâu?
Hiện nay, Durogesic 25µg/h là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhi để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Durogesic 25µg/h trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”