1. Thuốc Smoflipid 20% là thuốc gì?
Nhũ tương mỡ có kích thước tiểu phân và đặc điểm sinh học giống với các vi thể nhũ trấp nội sinh. Thành phần của SMOFLIPID (Dầu đậu nành, triglycerid mạch trung bình, dầu ô-liu, dầu cá) ngoài hàm lượng năng lượng cung cấp, có những đặc điểm dược động học riêng. Dầu đậu nành có hàm lượng acid béo thiết yếu cao. Acid béo omega-6 linoleic có nhiều nhất (khoảng 55-60%). Acid béo omega-3 alpha linolenic có khoảng 8%. Phân dầu này trong nhũ tương SMOFLIPID cung cấp lượng cần thiết các acid béo thiết yếu. Acid béo mạch trung bình nhanh chóng bị oxy hóa và cung cấp cho cơ thể dạng năng lượng chuyển hóa nhanh. Dầu Oliu chủ yếu cung cấp năng lượng ở dạng các acid béo không bão hòa một nói đôi ít có khả năng bị oxy hóa so với lượng tương đương các acid béo không bão hòa nhiều nối đôi. Dầu cá được đặc trưng bởi hàm lượng cao acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA). DHA là thành phần có tính cấu trúc quan trọng của màng tế bào, còn EPA là chất nền của eicosanoid như prostaglandin, thromboxan và leucotrien. Vitamin E bảo vệ các acid béo chống lại sự oxy hóa mỡ.
Thuốc Smoflipid 20% giúp cung cấp năng lượng và các acid béo thiết yếu và các acid béo omega 3 cho bệnh nhân, như một phần của chế độ nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, khi nuôi dưỡng qua đường ăn hoặc qua đường tiêu hóa không đủ hoặc do chống chỉ định.
2. Thành phần thuốc Smoflipid 20%
Thành phần
Hoạt chất |
1000ml |
Chai 250ml |
Chai 100ml |
Dầu đậu nành tinh chế |
60,0g |
15,0g |
6,0g |
Triglycerid mạch trung bình |
60,0g |
15,0g |
6,0g |
Dầu Oliu tinh chế |
50,0g |
12,5g |
5,0g |
Dầu cá tinh chế |
30,0g |
7,5g |
3,0g |
Tổng năng lượng cung cấp |
8,4 MJ (=2000 kcal) |
2,1 MJ (=500 kcal) |
0,84 MJ (=200 kcal) |
Ph |
Khoảng 8 |
||
Nồng độ thẩm thấu |
Khoảng 380 mosm/kg H20 |
Tá dược: Alpha-Tocopherol, lecithin từ trứng, glycerol, natri oleat, natri hydroxid (để điều chỉnh pH), nước cất pha tiêm.
3. Dạng bào chế
Nhũ tương truyền tĩnh mạch.
4. Chỉ định
Thuốc Smoflipid 20% giúp cung cấp năng lượng và các acid béo thiết yếu và các acid béo omega 3 cho bệnh nhân, như một phần của chế độ nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, khi nuôi dưỡng qua đường ăn hoặc qua đường tiêu hóa không đủ hoặc do chống chỉ định.
5. Liều dùng
Tùy theo khả năng chuyển hóa được lượng mỡ truyền vào của bệnh nhân, nên điều chỉnh liều dùng và tốc độ truyền (xem mục Thận trọng và Cảnh báo).
Liều dùng
Đối với người lớn
Liều chuẩn là 1,0 - 2,0 g mỡ/kg thể trọng/ngày, tương ứng với 5 - 10 mỡ/kg thể trọng/ngày.
Tốc độ truyền gợi ý là 0,125 g mỡ/kg thẻ trọng/giờ, tương ứng với 0,83 ml SMOFLIPID/kg thể trọng/giờ, và không nên vượt quá 0,15 g mỡ/kg thể trọng/giờ, tương ứng với 0,75 ml SMOFLIPID/kg thể trọng/giờ.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Liều ban đầu nên là 0,5 - 1,0 g mỡ/kg thể trọng/ngày, sau đó tăng thêm 05 - 10 g mỡ/kg thể trọng/ngày, liều tối đa là 30g mỡ/kg thể trọng/ngày. Không vượt quá liều khuyến cáo 30g mỡ/kg thể trọng/ngày, tương ứng với 15ml SMOFLIPID/kg thể trọng/ngày. Tốc độ truyền không được vượt quá 0,125 g mỡ/kg thế trong/giờ. Đối với trẻ sinh non và nhẹ cân, nên truyền SMOFLIPID liên tục trong 24 giờ. Đối với trẻ em Không vượt quá liễu khuyến cáo 3,0 g mỡ/kg thể trọng/ngày, tương ứng với 15ml SMOFLIPID/kg thể trọng/ngày. Nên tăng dần liều hàng ngày trong tuần đầu dùng thuốc. Tốc độ truyền không được vượt quá 0,15g mỡ/kg thể trọng/giờ.
Cách dùng
Truyền tĩnh mạch ngoại vi hoặc tĩnh mạch trung tâm.
6. Chống chỉ định
- Quá mẫn cảm với đạm của cá, trứng, đậu nành, lạc hoặc với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm này.
- Mức mỡ máu tăng cao quá mức.
- Suy gan nghiêm trọng.
- Rối loạn đông máu nghiêm trọng.
- Suy thận nghiêm trọng không có lọc máu hoặc thẩm tách máu.
- Sốc cấp tính.
- Các chống chỉ định chung đối với việc truyền tĩnh mạch: như phù phổi cấp, thừa dịch, suy tim mất bù.
- Tình trạng không ổn định (ví dụ như sau chấn thương, đái tháo đường mất bù, nhồi máu cơ tim cấp, đột quỵ, viêm tắc tĩnh mạch, toàn hóa, chuyển hóa và nhiễm trùng nặng và mất nước nhược trương).
7. Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn đã được quan sát khi sử dụng các nhũ tương mỡ.
Thường thấy >=1/100 <1/10 |
Ít thấy >=1/1000 <1/100 |
Hiếm thấy >=1/10.000 <1/1000 |
Rất hiếm thấy <1/10.000 |
|
Các rối loạn về hô hấp, lồng ngực và vùng trung thất |
Khó thở |
|||
Các rối loạn về đường tiêu hoá |
Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn |
|||
Các rối loạn về mạch máu |
Giảm huyết áp, tăng huyết áp |
|||
Các rối loạn chung và bất thường tại vị trí tiêm |
Tăng nhẹ thân nhiệt |
Ớn lạnh |
Các phản ứng quá mẫn (phản ứng phản vệ hoặc phản ứng dị ứng, mẩn đỏ da, nổi mày đay, đỏ mặt, đau đầu), cảm giác nóng bừng hoặc ớn lạnh, xanh xao, đau vùng cổ, lưng, xương, ngực và thắt lưng |
|
Các rối loạn về hệ thống sinh sản và vú |
Cương cứng dương vật |
Nếu xảy ra các tác dụng không mong muốn này hoặc nếu mức triglycerid trong khi truyền tăng cao hơn 3 mmol/l nên ngừng truyền SMOFLIPID hoặc nếu cần thiết phải truyền tiếp nên giảm liều. Nhũ tương SMOFLIPID luôn là một phần của chế độ nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch có acid amin và glucose. Buồn nôn, nôn và tăng đường máu là những triệu chứng liên quan đến tình trạng được chỉ định nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch và đôi khi có liên quan đến chế độ nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Cần theo dõi mức đường máu và triglycerid máu để tránh trường hợp các mức này tăng cao lên và có thể gây bất lợi. Triệu chứng quá tải mỡ. Khả năng chuyển hóa triglycerid bị suy giảm làm dẫn đến “triệu chứng quá tải mỡ”, có thể do quá liều. Những dấu hiệu quá tải chuyển hóa cần phải được theo dõi. Nguyên nhân có thể do di truyền (sự khác biệt cá thể về chuyển hóa) hoặc do cơ chế chuyển hóa mỡ bị ảnh hưởng của tiền sử bệnh hoặc những bệnh đang bị mắc. Triệu chứng này cũng có thể gặp khi tăng triglycerid máu nghiêm trọng, ngay cả khi tốc độ truyền tuân thủ theo đúng hướng dẫn và có liên quan đến những thay đổi đột ngột tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, ví dụ như suy chức năng thận hoặc bị nhiễm trùng. Quá tải mỡ có triệu chứng như tăng mỡ máu, sốt, nhiễm mỡ, gan to kèm hoặc không kèm vàng da, phì đại lá lách, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, tán huyết và tăng hồng cầu lưới, xét nghiệm chức năng gan có bất thường và hôn mê. Các triệu chứng thường có thể thuyên giảm khi ngừng truyền nhũ tương mỡ. Nếu phái hiện các dấu hiệu của triệu chứng quá tải mỡ, nên ngừng truyền nhũ tương SMOFLIPID.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc.
Heparin dùng ở liều lâm sàng dẫn đến sự tăng thoáng qua của men lipoprotein lipase trong tuần hoàn: lúc đầu có thể làm tăng sự phân giải mỡ trong máu, tiếp theo là sự giảm thoáng qua về độ thanh thải triglycerid trong máu. Dầu đậu nành có vitamin K;1 trong thành phần tự nhiên. Hàm lượng nhỏ trong sản phẩm SMOELIPID không được coi là có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình đông máu của những bệnh nhân đang được điều trị bằng các thuốc có coumarin.
9. Thận trọng khi sử dụng
Khả năng chuyển hóa mỡ có tính cá thể và do đó cần được các nhân viên y tế theo dõi nhự thông lệ. Thông thường nên kiểm tra mức triglyceride trong máu. Cần lưu ý đặc biệt các bệnh nhân có nguy cơ bị tăng mỡ máu (ví dụ bệnh nhân được chỉ định truyền mỡ liều cao, nhiễm trùng nặng, trẻ sinh quá nhẹ cân). Nồng độ triglyceride trong máu không nên vượt quá 3 mmol/l khi truyền dịch. Cân nhắc giảm liều hoặc ngừng, truyền nhũ tương mỡ nêu nồng độ triglyceride trong máu khi truyền hoặc sau khi truyền vượt quá 3 mmol/l. Việc quá liều có thể dẫn đến các triệu chứng quá tải mỡ.
Thuốc nảy có chứa dầu đậu nành, dầu cá và phospholipid từ trứng có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng chéo đã được quan sát thầy giữa đậu nành và lạc. Cần thận trọng khi sử dụng SMOFLIPID trên bệnh nhân có suy giảm chuyển hóa lipid, thường thầy ở những bệnh nhân suy thận, đái tháo đường, viêm tụy, suy chức năng gan, suy tuyến giáp và nhiễm trùng. Các tải liệu về sử dụng trên bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy than còn hạn chế. Việc sử dụng đơn thuần các acid béo mạch trung bình có thể dẫn đến toán hóa chuyển hóa. Nguy cơ này phần lớn được hạn chế bảng việc truyền đồng thời các acid béo mạch đài có trong sản phẩm SMOFLIPID. Việc sử dụng cùng lúc carbohydrate sẽ hạn chế thêm nguy cơ này. Vì vậy, nên truyền đồng thời với dung dịch carbohydrate hoặc dung dịch acid amin có carbohydrate. Các xét nghiệm chung để theo dõi việc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch cần được tiến hành thường xuyên. Các xét nghiệm này bao gồm xét nghiệm mức đường máu, các xét nghiệm chức năng gan, chuyển hóa acid-base, cân bằng dịch thể, xét nghiệm công thức máu và điện giải. Nếu có bất kỳ phản ứng phản vệ (như sốt, rùng mình, mẩn đỏ da hoặc khó thở) nên quyết định ngừng truyền ngay lập tức.
Thận trọng khi truyền SMOFLIPID cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non bị bilirubin niệu tăng và các trường hợp bệnh nhi bị tăng áp phổi. Ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non cần cung cấp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch lâu dài, cần theo dõi kết quả đếm tiểu cầu, xét nghiệm chức năng gan và nồng độ triglyceride trong máu. Mức mỡ máu cao có thể gây nhiễu đối với các xét nghiệm máu, ví dụ như xét nghiệm hồng cầu. Nền tránh bổ sung thêm các thuốc khác hoặc các chất khác vào nhũ tương SMOFLIPID trừ khi đã biết rõ tính tương thích.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Không có tài liệu về nguy cơ của SMOFLIPID đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Chưa có nghiên cứu nào về độc tính sinh sản trên động vật. Việc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch có thể cận thiệt khi có thai và cho con bú. SMOFLIPID chỉ nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú sau khi đã cân nhắc.
11. Ảnh hưởng của thuốc Smoflipid 20% lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Hiện chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy. Tuy nhiên cần cảnh báo cho bệnh nhân khi dùng thuốc có thể gây phản ứng quá mẫn dẫn đến đau đầu.
12. Quá liều
Quá liều dẫn đến triệu chứng quá tải mỡ có thể xảy ra do tốc độ truyền quá nhanh, hoặc truyền với tốc độ như hướng dẫn trong thời gian dài ngày và có liên quan đến những thay đổi tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, ví dụ như suy giảm chức năng thận hoặc nhiễm trùng. Quá liều có thể dẫn đến các tác dụng phụ (xem Tác dụng không mong muốn, Triệu chứng quá tải mỡ). Trong những trường hợp này, nên ngừng truyền nhũ tương mỡ, hoặc nếu cần truyền tiếp nên giảm liều.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Smoflipid 20% ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Smoflipid 20% quá hạn ghi trên bao bì.
Chỉ sử dụng nếu nhũ tương còn đông nhất. Kiểm tra nhũ tương bằng mắt thường để phát hiện nếu có sự phân chia pha trước khi sử dụng. Cân đảm bảo sau khi lắc kỹ, nhũ tương không có bất kỳ sự phân chia pha nào.
Bảo quản sau khi pha trộn
Nếu có bổ sung các thuốc khác vào SMOFLIPID, hỗn hợp nên được sử dụng ngay theo quan điểm vi sinh. Nếu không sử dụng ngay, thời gian và điều kiện bảo quản hỗn hợp không nên quá 24 giờ ở nhiệt độ 2-8°C, trừ khi việc pha trộn được xác nhận tiền hành trong điều kiện vô trùng có kiểm soát.
Các chất bổ sung
SMOFLIPID có thể được trộn trong điều kiện vô trùng với dung dịch acid amin, dung dịch glucose, dung dịch điện giải để có được hỗn hợp nuôi dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch (TPN) "All-In-One". Việc bổ sung các chất cần được tiến hành trong điều kiện vô trùng. Phần hỗn hợp còn thừa sau khi truyền nên bỏ đi.
14. Mua thuốc Smoflipid 20% ở đâu?
Hiện nay, Smoflipid 20% là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Smoflipid 20% trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”