Habroxol điều trị tiêu chất nhầy đường hô hấp, dùng trong các trường hợp: Bệnh cấp và mạn tính đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường,..
1. Thuốc Habroxol là thuốc gì?
Thuốc Habroxol với công dụng tiêu chất nhầy đường hô hấp hiệu quả với thành phần chính là Ambroxol hàm lượng 15mg, thuốc Habroxol điều trị tiêu chất nhầy đường hô hấp, dùng trong các trường hợp: Bệnh cấp và mạn tính đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm phế quản dạng hen.
2. Thành phần thuốc Habroxol
Thành phần: Ambroxol hydroclorid 15mg
Tá dược: Natri benzoat, đường trắng, sucralose, glycerin, propylene glycol, PVP K30, gôm xanthan, acid citric, natri citrat, hương hoa quả, nước tinh khiết.
3. Dạng bào chế:
Thuốc Habroxol được bào chế dưới dạng dung dịch uống, dung dịch màu trong suốt, không màu đến vàng nhạt, hương thơm, có vị ngọt.
4. Chỉ định
Thuốc Habroxol điều trị tiêu chất nhầy đường hô hấp, dùng trong các trường hợp: Bệnh cấp và mạn tính đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm phế quản dạng hen.
5. Liều dùng và cách dùng thuốc
Liều dùng:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Trong 2 - 3 ngày đầu tiên, 10ml/lần, ngày 3 lần. Sau đó là 10ml/lần, ngày 2 lần chia đều. Có thể tăng liều hiệu quả điều trị bằng cách uống 10ml/lần, ngày 4 lần.
Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: 5ml/lần, ngày 2 - 3 lần, chia đều.
Trẻ em từ 2 - 5 tuổi: 2.5ml/lần, ngày 3 lần.
Trẻ em dưới 2 tuổi: Không nên dùng với trẻ dưới 2 tuổi.
Nếu sau 5 ngày (trẻ em dưới 6 tuổi: sau 3 ngày) các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn hãy liên hệ với bác sĩ của bạn.
Cách dùng:
Thuốc dùng đường uống.
Sử dụng sau bữa ăn.
6. Chống chỉ định
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Tác dụng thường gặp nhất là tiêu chảy.
Những thuật ngữ sau đây được dùng để phân loại các phản ứng bất lợi dựa trên tần suất:
Rất thường gặp: >1/10
Thường gặp: >1/1000 và 1<1/100
Hiếm gặp: >1/10000 và < 1/1000
Rất hiếm gặp: <1/10000
Dưới đây là bảng tóm tắt các phản ứng phụ và tần suất:
Cơ quan |
Biểu hiện |
Tần suất |
Hệ thống miễn dịch |
Phản ứng sốc phản vệ Phản ứng quá mẫn |
Không xác định |
Hệ thần kinh |
Chứng khó đọc |
Thường gặp |
Hệ hô hấp |
Khó thở |
Thường gặp |
Sổ mũi, khô họng |
Rất hiếm gặp |
|
Hệ tiêu hóa |
Tiêu chảy, buồn nôn |
Thường gặp |
Nôn, đau bụng, khó tiêu, khô miệng |
Ít gặp |
|
Ợ nóng, khô họng |
Hiếm gặp |
|
Táo bón |
Rất hiếm gặp |
|
Da và mô dưới da |
Phù, phát ban, ngứa |
Ít gặp |
Nổi mề đay |
Không xác định |
|
Thận và đường tiết niệu |
Khó tiểu |
Rất hiếm gặp |
Khác |
Sốt |
Ít gặp |
Thông báo ngay cho bác sĩ về những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
Việc sử dụng kết hợp ambroxol với các thuốc chống ho có thể dẫn đến tắc nghẽn hô hấp nghiêm trọng do phản xạ ho.
Việc sử dụng ambroxol kết hợp với kháng sinh dẫn đến tăng nồng độ kháng sinh trong chất nhầy.
Không có báo cáo về tương tác lâm sàng có liên quan đến thuốc khác.
9. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Habroxol
Thận trọng với trẻ dưới 2 tuổi.
Thận trọng với trường hợp loét đường tiêu hóa và các trường hợp ho ra máu vì ambroxol có thể làm tan các cục máu đông fibrin và làm xuất huyết trở lại.
Chỉ điều trị ambroxol một đợt ngắn, không đỡ phải thăm khám lại.
Chế phẩm có chứa đường, thận trọng với người không dung nạp đường.
Chế phẩm có chứa benzoat, thận trọng với những người mẫn cảm với natri benzoat.
10. Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai:
Nếu bạn đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ hoặc nghi ngờ có thai, có ý định có thai hãy hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn khi dùng thuốc này. Không có tác dụng phụ nào xấu trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên việc sử dụng trong thời kỳ mang thai không được khuyến cáo đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ:
Chưa có thông tin về nồng độ của ambroxol trong sữa mẹ, vì thế cần thận trọng sử dụng thuốc khi đang nuôi con bằng sữa mẹ.
11. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có nghiên cứu nào của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc trong các tài liệu tham khảo.
12. Bảo quản
Cần phải bảo quản thuốc Habroxol ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C tránh ánh sáng trực tiếp.
Không dùng quá hạn ghi trên bao bì
Để xa tầm tay trẻ em.
13. Mua thuốc Habroxol ở đâu?
Thuốc Habroxol có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khách hàng nên lựa chọn cho mình những địa điểm mua chính hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất trọng nhất trong quá trình điều trị. Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
14. Giá bán
Giá bán thuốc Habroxol trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 45.000 - 60.000 đồng / lọ. Tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm mua hàng cũng như tùy từng thời điểm.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”